Ngôn ngữ |
Sản phẩm mới
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[CHĂN NUÔI] Quy trình nuôi heo nái hậu bị
Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn heo nái sinh sản đạt năng suất cao đó chính là công tác chọn lọc và nuôi dưỡng heo nái hậu bị...
Vì vậy cần phải tuyển lựa và chăm sóc những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai.
1. Chọn lọc và theo dõi heo nái hậu bị
a. Lúc cai sữa:
Chọn lọc vào thời điểm này cần dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của heo con. Nên chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều. Heo lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật.
b. Lúc 60 – 70 ngày tuổi:
Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.
c. Lúc 4 – 6 tháng tuổi:
Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới.
Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của heo nái hậu bị
STT
|
Bộ phận
|
Ưu điểm
|
1
|
Đặc điểm giống, thể chất, lông da
|
Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ.
|
2
|
Vai và ngực
|
Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rộng, không lép.
|
3
|
Lưng sườn và bụng
|
Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ, bụng và sườn kết hợp chắc chắn.
|
4
|
Mông và đùi sau
|
Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn.
|
5
|
Bốn chân
|
Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân.
|
6
|
Vú và bộ phận sinh dục
|
Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt.
|
Nguồn: www.vcn.vn
d. Lúc 7 – 10 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải).
2. Dinh dưỡng
- Heo từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho heo con. Khi đạt 70 – 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này heo khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm.
- Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của heo trong giai đoạn này. Trước khi cho heo ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc.
3. Môi trường nuôi dưỡng
- Chuồng nuôi heo hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho heo không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè.
- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.
- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ.
- Cho heo hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Tuổi phối giống là 7,5 – 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 – 22 mm, trọng lượng là 120 – 130 kg.
4. Công tác thú y
- Trước khi phối giống 2 – 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 (không bắt buộc).
- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin.
- Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC
Những tin khác:
- [CHĂN NUÔI] Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng heo cắn nhau
- [CHĂN NUÔI] Vệ sinh phòng bệnh trong trang trại
- [CHĂN NUÔI] Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn heo con sau cai sữa
- ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CROM LÊN HÀM LƯỢNG CROM TRONG MÔ Ở HEO1,2 M. D. Lindemann,*3 G. L. Cromwell,* H. J. Monegue,* and K. W. Purser4 (phần 1)
- CBN (Mỹ) – CẢI THIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO
- [Thú Y] DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI - ASF
- Colimeiji 10% đẳng cấp vượt trội
- DPS50rd có giá trị tương đương Plasma trong khẩu phần heo con
- [THÚ Y] Bệnh viêm đa xoang – Glasser’s disease
- [THÚ Y] Viêm ruột hoại tử trên heo