Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[CHĂN NUÔI] Ảnh hưởng của Lanthanum trong khẩu phần lên tăng trưởng của heo

M.Q.Wang and Z.R.Xu

Feed Science Institute, Zhejiang University; The Key Laboratory of Molecular Animal Nutrition Ministry of Education, Hangzhou.

Tóm tắt: Thí nghiệm được triển khai nhằm đánh giá ảnh hưởng của Lanthanum (La) đối với năng suất sinh trưởng của heo. Sáu mươi heo đực thiến được bố trí ngẫu nhiên thành hai nghiệm thức (mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần), cho ăn thức ăn cơ bản giống nhau cùng với việc bổ sung 0 và 100mg La cho mỗi kg thức ăn trong 30 ngày. Mẫu máu được thu và phân tích để định lượng hormone tăng trưởng. La tồn dư trong các bộ phận cũng được kiểm tra để đánh giá mức độ an toàn. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo ăn thức ăn bổ sung La được cải thiện lần lượt là 12.95% (p<0.05) và 6.78% (p<0.05). Phân tích mẫu máu cho thấy biên độ đỉnh, đường chuẩn và mức hormon tăng trưởng trong huyết thanh tăng lên lần lượt 80.42% (p<0.05), 70,99 (p<0.05) và 64.91%. Không có sự khác biệt về tồn dư La phát hiện ở các bộ phận của heo giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thí nghiệm (Asian-Aust. J.Anim. Sci. 2003. Vol 16, no.9: 1360-1363)

Từ khóa: Lanthanum, heo, năng suất tăng trưởng, hormone tăng trưởng, tồn dư

MỞ ĐẦU

Rare earth element (REE) gồm 17 nguyên tố bao gồm La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu, Sc và Y. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp luyện kim, hóa chất và điện tử. Đối với ngành chăn nuôi, REE được biết khi sử dụng hàm lượng thấp trong khẩu phần có thể cải thiện trọng lượng cơ thể trên bò, cừu, heo, gà, thỏ và vịt (Shen et al., 1991; He and Xia, 1998, Yang et al., 2000). Ngoài ra, cũng có bài báo cho rằng REE có khả năng tăng sản lượng sữa trên bò và trứng trên gà (Yang et al.,1994, Lei et al., 2001). Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng được cải thiện trong nhiều trường hợp (Liu et al., 1995, Li and Zhu, 1998, Liu and Shan, 2001).

REE được cung cấp cho vật nuôi bằng con đường thức ăn và nước uống. Đối với heo cai sữa khối lượng cơ thể (BW) khoảng 7 kg, tăng trưởng trung bình ngày (ADG) tăng từ 5-20% và FCR cải thiện 4-19% khi bổ sung REE (He and Xia, 1998, Cheng et al., 1994). Tuy nhiên, hầu hết các REE thí nghiệm là dạng hỗn hợp gồm một số yếu tố. Nghiên cứu riêng lẽ từng yếu tố là rất ít. Để tìm hiểu ảnh hưởng riêng lẽ từng nguyên tố REE đối với việc cải thiện năng suất vật nuôi, nghiên cứu này lựa chọn La như là nguyên tố REE, nguyên tố phổ biến nhất trong thành phần của hổn hợp REE. Khả năng ảnh hưởng của La lên ADG và FCR trên heo cũng như kiểm tra mức REE tồn dư trong các bộ phận của heo thí nghiệm

Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ bản 

Thành phần

%

Thành phàn dinh dưỡng

Bắp

62.0

Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg)

3155

Khô đậu nành

16.8

Protein thô

17.10

Khô cải

4.0

Calcium

0.76

Cám gạo

4.0

Phosphore

0.5

Bột cá

2.0

Lysin

1.05

Bột xương

1.8

Methionine

0.42

CaCO3

0.4

(1) Chứa trong 1kg khẩu phần: Cu 25 mg; Zn 100 mg; Fe 140 mg; Mn 40 mg; Se 0.1 mg; I 0.3 mg; V-A 6,660 IU;V-D3 660 IU; V-E 88IU; V-K 4.4 mg; V-B2 8.8 mg; D-pantothenic acid 24.2 mg; niacin, 33 mg; choline chloride 330 mg.

Muối

0.3

Premix(1)

0.7

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

La chứa 99.7% LaCl3.7H2O. Sáu mươi heo đực thiến (Duroc x Landrace x Yorkshire) với trọng lượng trung bình khoảng 50kg. Khẩu phần hoàn chỉnh được thiết kế bằng hoặc cao hơn nhu cầu của heo (NCR, 1998). Ngoại trừ khẩu phần chứa La, tất cả các khẩu phần trong mỗi nhóm thí nghiệm là bằng nhau về năng lượng tiêu hóa, vật chất khô, khoáng vi lượng và các vitamin. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ bản được thể hiện ở bảng 1

Thiết kế thí nghiệm

Sáu mươi heo đực thiến giai đoạn tăng trưởng được bố trí ngẫu nhiên vào hai nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 heo. Một nửa heo cho ăn khẩu phần chứa La với mức 100mg/kg (279 mg/kg LaCl3.7H2O). Một nửa heo ăn khẩu phần đối chứng, không có La. Cho heo ăn tự do và nước uống được cung cấp bởi hệ thống tự động. Tăng trưởng trung bình ngày, lượng thức ăn trung bình ngày (ADFI) và FCR được ghi nhận trên tất cả heo trong suốt quá trình thí nghiệm.

Thu mẫu

Trước khi kết thúc thí nghiệm, mỗi nghiệm thức (nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức có bổ sung La) chọn 4 heo có khối lượng tương đương. Mẫu máu được thu qua cơ tai trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 3 giờ. Mẫu máu được cấp đông trong 48 giờ. Huyết thanh được lấy mẫu và bảo quản ở -80 oC.

Kết thúc thí nghiệm, 10 heo ở mỗi nghiệm thức được chọn để giết thịt. Heo được làm bất tỉnh bằng shock điện và sau đó giết chết bằng cắt tiết. Cơ, gan, thận, lá lách, tụy được lấy mẫu và cấp đông. Các mô được tráng qua bằng nước khử ion sau khi rã đông. Một inch vuông mẫu được lấy ra từ phần trung tâm của mô được rã đông để phân tích hàm lượng La tồn dư.

Phân tích tại phòng thí nghiệm

Mẫu huyết thanh heo được rã đông ở điều kiện nhiệt độ phòng. Định lượng hormon tăng trưởng (GH) được xác định bằng công cụ RIA (Northern Immune Techic Institute, Isotopes Company, China) trong beta-counter (Packard 85000, USA). La có trong các mẫu được xác định bằng phương pháp đã được Li công bố (1988)

Phân tích thống kê

Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên các nghiệm thức. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích ANOVA sử dụng mô hình tuyến tính của PC SAS (SAS, 1989). So sánh sự khác nhau với độ tin cậy 95%

KẾT QUẢ

Năng suất tăng trưởng

Năng suất tăng trưởng của heo ăn thức ăn có La so với heo đối chứng được thể hiện ở bảng 2. Heo sử dụng thức ăn được bổ sung La cải thiện so với heo đối chứng về ADG, ADFI, FCR lần lượt là 12.95%(p<0.05), 5.43%(p<0.05) và 6.78%(p<0.05).

Bảng 2. Ảnh hưởng của La lên tăng trưởng1

 

La (mg/kg

S.E.M2

 

0

100

Khối lượng ban đầu (kg)

54.69

54.75

0.67

Khối lượng kết thúc (kg)

74.30

76.90

0.91

ADG (g/ngày)

653.67a

738.33b

13.54

ADFI (g/ngày)

2.21a

2.33b

0.03

FCR (g/g)

3.39a

3.31b

0.02

1Giá trị trung bình n=30 ở mỗi nghiệm thức, 2Sai số chuẩn

Định lượng hormon tăng trưởng

Kết quả cho biết biên độ đỉnh, đường chuẩn và mức trung bình GH huyết thanh tăng lần lượt 80.42% (p<0.05), 70.99%(p<0.05) và 64.91%(p<0.05) ở heo ăn thức ăn bổ sung La so với đối chứng (hình/Figure 1,2 và bảng 3).

Bảng 3. Ảnh hưởng của La lên GH1

 

La (mg/kg

S.E.M2

 

0

100

Giao động đỉnh (ng/ml)

3.43a

6.19b

0.67

Đường chuẩn (ng/ml)

1.13a

1.94b

0.11

Mức trung bình (ng/ml)

1.89

3.11

0.19

1Giá trị trung bình n=4 ở mỗi nghiệm thức, 2Sai số chuẩn

Hàm lượng REE-La tồn dư trong các bộ phận

Bổ sung La vào khẩu phần thể hiện qua sự hiện diện mức La tồn dư trong các bộ phận được thu thập. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thí nghiệm (bảng 4)

Bảng 4. Hàm lượng La tồn dư trong các bộ phận

 

La (mg/kg)

S.E.M2

 

0

100

Cơ (mg/kg)

0.15±0.01

0.29±0.09

0.01

Gan (mg/kg)

0.33±0.07

0.38±0.03

0.02

Thận (mg/kg)

0.13±0.03

0.16±0.04

0.01

lách (mg/kg)

0.17±0.05

0.15±0.05

0.01

Thụy (mg/kg)

0.16±0.03

0.18±0.06

0.01

1Giá trị trung bình n=10 ở mỗi nghiệm thức; 2Sai số chuẩn

THẢO LUẬN

Cả ADG, ADFI và FCR của heo được cải thiện sau khi sử dụng khẩu phần có chứa La. Kết quả này tương tự với những nghiên cứu đã được công bố trước đây (Shen et al., 1991; Li et al.,1992; Cheng et al., 1994, Zhu et al., 1994; He and Xia, 1998). Đây là bằng chứng cho rằng La có ảnh hưởng tích cực như kết quả thu được trong nghiên cứu này. Dựa trên những tài liệu công bố, các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến hàm lượng REE có khả năng cải thiện ADG và FCR, thường thì nồng độ quá cao của REE trong khẩu phần có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu trên. Cần thêm những nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng tối ưu của La trong khẩu phần.

Định lượng GH tiết ra được ghi nhận thông qua mẫu máu được lấy từ cơ tai. Kết quả cho biết biên độ giao động đỉnh, đường chuẩn và mức tăng trung bình của GH trong huyết thanh là có ý nghĩa. Một đề nghị cho lý do REE ảnh hưởng lên năng suất tăng trưởng của vật nuôi là REE cải thiện khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong khẩu phần (Li et al.,1992; Cheng et al., 1994, Lu and Yang, 1996). Điều này cũng có thể lý giải những ảnh hưởng liên tục đến sự phát triển của nhóm vi khuẩn trong đường ruột hoặc kích thích sự hoạt động của GH và Triiodothyronine (T3) (Xie et al., 1991). Kết luận này càng cũng cố thêm cho kết quả nghiên cứu hiện tại của chúng tôi. Có mối liên hệ giữa REE và Calcium trong cả tế bào động vật và tế bào thực vật. Cấu trúc và đặc tính của La tương tự như Calcium, nó được cho rằng REE có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của hormone và enzyme bằng cách ức chế hoặc thay thế calcium (Nayler, 1975; Hanioka, 1994; Takada et al., 1999). Những nghiên cứu sâu hơn đã khẳng định ảnh hưởng REE lên lượng GH và ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.

Không có sự khác biệt về mức tồn dư La trong các cơ quan giữa heo ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức sử dụng thức ăn bổ sung La. Thông thường hàm lượng La trong các cơ quan là rất thấp. Những kết quả này cũng đúng trên chuột và gà (Nakamura et al.,1991; Xie et al.,1991), Sức khỏe của vật nuôi và tính an toàn của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng bởi La. Điều này đề nghị rằng liều dùng hàng ngày khoảng 20-200mg/kg của REE nitrate có thể được khẳng định là an toàn.

KẾT LUẬN

100mg La/kg ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa đến ADG, ADFI, FCR trên heo. Biên độ dao động đỉnh, đường chuẩn và mức trung bình của GH được cải thiện một cách đáng kể, điều này có thể giải thích cho những tác động tích cực của REE đối với tăng trưởng động vật. Mức độ tồn dư của La trong các bộ phận được thu thập là rất thấp và an toàn cho con người khi sử dụng làm thực phẩm

Biên dịch: Phòng Kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc