Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Viêm ruột hoại tử trên heo

Viêm ruột hoại tử là một trong những bệnh nguy hiểm đối với heo con theo mẹ. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Clostridium gây ra. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho đàn heo còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết và loại thải cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp con giống, năng suất của đàn heo giảm dẫn đến giảm lợn nhuận của người chăn nuôi. Bài viết sau đây giúp người chăn nuôi hiểu rõ phần nào bệnh viêm ruột hoại tử trên heo 

1. Nguyên nhân

 Bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra.

Vi khuẩn

Bệnh

Clostridium perfringens type A

Viêm ruột hoại tử (sinh ngoại độc tố)

Clostridium perfringens type C

Viêm ruột hoại tử xuất huyết

Clostridium difficile

Viêm đại tràng

Clostridium là vi khuẩn yếm khí, Gram (+), sinh bào tử.

2. Dịch tễ

- Truyền lây

+ Truyền ngang: từ heo con sang heo con

+ Truyền lây từ phân heo nái

     • Bình thường trong phân heo nái có số lượng rất ít vi khuẩn này (khó/không phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán) à sàng lọc để phát hiện.

      • Khi nhiễm vào heo con à phát triển nhanh về số lượngàgây bệnh.

- Thường gặp ở heo khoảng 3 ngày tuổi, có thể 12 giờ sau sinh, hiếm xảy ra ở heo sau 1 tuần tuổi.

3. Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn Clostridium có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường của động vật. Vì vậy thường có 2 yếu tố gây nên bệnh tiêu chảy ở gia súc: thứ nhất là do vi khuẩn sẵn có trong đường ruột, thứ 2 là do thức ăn bị nhiễm khuẩn Clostridium, cùng với một số thay đổi đột ngột về môi trường, khẩu phần thức ăn, thức ăn chứa nhiều protein,...dẫn tới cơ thể bị giảm hấp thu ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể và cuối cùng thì cơ thể hấp thu các độc tố gây bệnh. Cacbon hydrate không tiêu hóa được là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Bình thường vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản sinh ra một lượng lớn độc tố, gây nhiễm độc huyết đường ruột. Trong đường tiêu hóa, với sự bội nhiễm về số lượng, vi khuẩn Clostridium tấn công vào lớp màng nhầy rồi vào lớp biểu mô ruột, dưới tác dụng của độc tố gây xuất huyết, hoại tử tổ chức nhung mao ruột, từ đó lan dần vào sâu tới các lớp niêm mạc ruột. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành những ổ viêm nhiễm, gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ hay đi sâu vào trong các tổ chức hay các hạch lympho lân cận.

4. Triệu chứng

4.1 Quá cấp tính

- Suy sụp nhanh, thất điều vận động.

- Tiêu chảy có/không máu.

- Nhiệt độ trực tràng giảm đến 35 0C.

- Da bụng có thể tím đen trước chết.

- Có thể chết trong vòng 12 - 36 giờ sau sinh.

4.2 Cấp tính

- Heo bệnh “ chịu đựng” trong 1 - 2 ngày sau khi có dấu hiệu lâm sàng.

- Bú/ ăn kém, bỏ hẳn.

- Tiêu chảy màu nâu/ đỏ/ màu xám đen và có những mảnh vụn mô.

- Vùng mông dính phân màu đỏ của máu.

- Mất nước, giảm thể trạng.

4.3 Mãn tính

- Thường bị tiêu chảy liên tục không đặc trưng, kéo dài hơn một tuần.

- Phân có màu vàng xám + nhầy.

- Đuôi và mông dính phân.

- Có thể chết/loại sau vài tuần.

- Tổn thương giống thể bán cấp nhưng ít rõ ràng hơn.

- Có những chỗ ruột non hoại tử cục bộ (dài 1 - 2cm).

- Niêm mạc ruột dày, rãnh sâu.

5. Bệnh tích

- Phù vùng bụng.

- Ruột non xuất huyết, thành ruột non mỏng, chứa đầy khí, sinh hơi thường ở vùng không tràng và hồi tràng.

- Ruột già giãn, nhợt nhạt, chất chứa nhão.

- Tổn thương niêm mạc (màu đỏ hoặc màu đen), với xuất huyết dữ dội và bọt khí (hoặc sợi huyết + bọt khí).

- Hạch bạch huyết màng treo ruột sung huyết hay xuất huyết.

- Tích dịch không/có máu trong xoang bụng.

- Hoại tử lông nhung không tràng và bề mặt được bao phủ bởi một tấm thảm lớn trực khuẩn gram dương.

- Biểu mô có thể bị hoại tử, xuất huyết khắp niêm mạc và lớp dưới niêm.

Ruột sưng đỏ chứa đầy máu

Ruột sưng đỏ chứa đầy máu

 

 Xoang bụng chứa dịch đỏ

Niêm mạc ruột xuất huyết và bầm đen

6. Chẩn đoán

- Dấu hiệu lâm sàng, tiểu sử bệnh.

- Mổ khám“bệnh tích đặc trưng”.

- Phân lập vi khuẩn và độc tố tại vùng ruột tổn thương.

- PCR.

7. Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi.

- Dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn cho heo để phòng bệnh.

- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.

- Vaccine giải độc tố trên nái (Type C)

          + Hậu bị

          + Nái bầu (2-3 tuần trước sinh)

          + Bảo vệ heo con đến cai sữa khi được bú sữa đầu đầy đủ

8. Điều trị

• Liệu pháp

- Kháng độc tố (huyết thanh ngựa)

- Kháng sinh:

          + Ampicillin

          + Amoxicillin

- Thuốc kháng viêm

- Hỗ trợ mất nước, mất máu

          + Nước uống đầy đủ

          + Điện giải

          + Vitamin K, glucose

9. Kết luận

Việc tìm hiểu về vi khuẩn Clostridium trong các trường hợp bệnh ở heo con theo mẹ giúp hiểu rõ hơn tác hại của vi khuẩn này với các chứng rối loạn tiêu hóa ở heo con,  góp phần tăng cường hiệu quả phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất, giúp đàn heo khỏe mạnh, đạt năng suất cao.

 Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc