Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Ngày nay trong chăn nuôi heo sinh sản, phương pháp thụ tinh nhân tạo cho heo nái được áp dụng khá phổ biến, mang lại lợi ích kinh tế, kỹ thuật hơn hẳn so với phương pháp phối trực tiếp.
1. Xác định thời điểm phối giống ở heo nái
Thời gian tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng từ 12 – 16 giờ; tinh trùng có khả năng xâm nhập vào trứng từ 24 – 30 giờ; thời gian trứng rụng sau khi “mê ì” là 31 – 44 giờ. Nái hậu bị chịu đực từ 48 – 60 giờ, trứng rụng trung bình từ 7 – 16 trứng. Nái rạ chịu đực từ 60 – 72 giờ, trứng rụng trung bình khoảng 15 – 25 trứng.
Lợn nái động dục sau cai sữa 2 – 3 ngày thì phối giống vào lúc 36 – 48 giờ kể từ lúc bắt đầu chịu đực.
Lợn nái động dục sau cai sữa 4 – 6 ngày thì phối giống vào lúc 24 – 36 giờ kể từ lúc bắt đầu chịu đực.
Lợn nái động dục sau cai sữa ≥ 7 ngày thì phối giống vào lúc 12 – 18 giờ kể từ lúc bắt đầu chịu đực.
Nên phối lặp từ 2 – 3 lần cách nhau 12 giờ trong một chu kỳ để tăng số lượng trứng rụng và như vậy sẽ tăng số con đẻ ra/ổ.
2. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
2.1 Chuẩn bị dụng cụ
Cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: lọ (túi) đựng tinh, dẫn tinh quản, xi-lanh, giấy vệ sinh, dầu bôi trơn (vaseline), găng tay. Luộc sạch các dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 15 phút, vẩy ráo nước, để nguội.
2.2. Chuẩn bị heo nái
- Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ heo nái, nhất là bộ phận sinh dục.
- Kích thích heo nái từ 3 – 5 phút theo kiểu tỏ tình của heo đực bằng cách ngồi hay tỳ tay, đặt bao cát trên lưng heo nái.
2.3. Thao tác dẫn tinh
- Bôi trơn ống dẫn tinh.
- Làm ấm tinh dịch lên 35 – 37 0C bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay một lúc.
- Vạch âm hộ đưa ống dẫn tinh vào đường sinh dục con nái lệch 1 góc lên trên 30 – 450 so với mặt phẳng lưng và xoay nhẹ ống dẫn ngược chiều kim đồng hồ.
- Nhẹ nhàng vừa kéo ra, đẩy vào để đưa ống dẫn tinh vào đến cổ tử cung (khoảng 25 – 27cm).
- Tiếp tục kích thích heo nái để đưa ống dẫn tinh khớp vào cổ tử cung (sẽ có cảm giác nặng tay khi ống dẫn tinh vào cổ tử cung).
- Lắp lọ tinh đã được làm ấm vào ống dẫn tinh và bơm tinh (nếu dẫn tinh bằng xi-lanh thì rót tinh dịch chảy nhẹ từ từ vào thành xi-lanh, lắp pít-tông tinh quản).
- Tiếp tục kích thích heo nái và để tinh dịch chảy từ từ vào tử cung (chú ý để lọ tinh cao hơn mông heo nái). Thời gian bơm tinh là 5 – 10 phút, ít nhất là 3 phút.
- Sau khi dẫn tinh dịch xong, vẫn ngồi, tỳ tay hoặc đặt bao cát trên lưng heo nái thêm 3 - 5 phút để tinh dịch chảy hết vào trong rồi từ từ rút dẫn tinh quản ra khỏi đường sinh dục cùng chiều kim đồng hồ rồi vỗ mạnh vào mông heo.
- Khi kiểm tra xem tinh dịch đã di chuyển lên phần trên của đường sinh dục heo nái chưa bằng cách hạ ống dẫn tinh thấp hơn âm hộ, nếu tinh không chảy ra ngoài là tốt.
- Vệ sinh dụng cụ và ghi chép những thông tin cần thiết vào sổ phối giống. Theo dõi kết quả trong chu kỳ động dục tiếp theo.
* Kỹ thuật mới trong thụ tinh nhân tạo:
Kỹ thuật thụ tinh 2 pha: cung cấp 30ml tiền chất trước khi bơm tinh.
Thụ tinh sâu (thụ tinh tử cung): sử dụng dẫn tinh quản đặc biệt luồn qua cổ tử cung để bơm tinh vào tử cung.
Kỹ thuật thụ tinh tử cung
3. Trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho heo, cần lưu ý một số điểm hết sức quan trọng sau đây
- Thời gian tính từ lúc lấy tinh đến khi phối giống: khoảng thời gian này càng ngắn thì càng tốt. Nếu thời gian này để lâu thì sức sống của tinh trùng càng giảm và khả năng thụ thai sẽ kém. Tinh dịch ở dạng lỏng phần lớn chỉ có khả năng thụ thai trong vòng tối đa là 2 ngày (48 giờ) nếu điều kiện bảo quản tốt. Vì thế trong vòng 48 giờ nên sử dụng hết các liều tinh đã sản xuất ra.
- Nhiệt độ bảo quản: thích hợp nhất 18 – 20 0C. Cần giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giao động của nhiệt độ thì sức sống của tinh trùng sẽ tốt hơn.
- Khả năng di chuyển của tinh trùng: Một trong những yếu tố làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng là đuôi bị cong hình chữ "C", chứng tỏ tinh trùng gặp phải ngoại cảnh nguy hiểm. Ví dụ: Thay đổi quá mức về nhiệt độ, pH, áp suất thẩm thấu, chất độc... đuôi cong thường kèm theo các giọt bào tương khi di chuyển. Loại tinh trùng này không có khả năng thụ thai. Một liều tinh nếu có 20% tinh trùng loại này thì không có khả năng thụ thai.
- Cần sưởi ấm tiêu bản khi kiểm tra tinh trùng: Tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ của tinh dịch và nhiệt độ của lam kính khi kiểm tra chỉ chênh lệch nhau 2 0C cũng có thể gây choáng cho tinh trùng và chất lượng đánh giá sẽ không đúng và không chính xác. Khi chuẩn bị tiêu bản để kiểm tra, cần chú ý đảm bảo cho nhiệt độ tinh dịch và nhiệt độ phiến kính tương đương nhau. Muốn đánh giá tinh dịch mới lấy, phải sưởi ấm phiến kính để có nhiệt độ 35 – 37 0C tương đương nhiệt độ tinh dịch.
- Nước dùng trong môi trường pha loãng tinh dịch: Nước phải đảm bảo là nước đã khử ion và được lọc qua tia cực tím. Tốt nhất là nên dùng nước cất tinh khiết hoặc dùng nước cất 2 lần để pha môi trường. Dùng các loại nước khác sẽ ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng.
- Bảo quản môi trường trước khi dùng pha loãng tinh dịch: Một số môi trường có dạng bột, khi sử dụng phải pha thành dung dịch. Môi trường ở dạng này phải bảo quản thật cẩn thận mới đảm bảo chất lượng. Do đó cần bảo quản trong lọ kín hoặc túi plastic dán kín miệng. Bảo quản kiểu này có thể giữ được ít nhất 2 - 4 tháng. Khi sử dụng môi trường, cần lưu ý đến hạn sử dụng của nơi sản xuất.
4. Kết luận
Thụ tinh nhân tạo ở heo đóng vai trò rất quan trọng trong việc lai tạo, nhân giống, cải tiến di truyền giống, góp phần nâng cao chất lượng đàn heo giống. Thụ tinh nhân tạo cho heo nái giúp đạt tỷ lệ thụ thai cao, số lượng và chất lượng đàn heo con như mong muốn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc
Những tin khác:
- [CHĂN NUÔI] Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng heo cắn nhau
- [CHĂN NUÔI] Vệ sinh phòng bệnh trong trang trại
- [CHĂN NUÔI] Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn heo con sau cai sữa
- ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CROM LÊN HÀM LƯỢNG CROM TRONG MÔ Ở HEO1,2 M. D. Lindemann,*3 G. L. Cromwell,* H. J. Monegue,* and K. W. Purser4 (phần 1)
- CBN (Mỹ) – CẢI THIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO
- [Thú Y] DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI - ASF
- Colimeiji 10% đẳng cấp vượt trội
- DPS50rd có giá trị tương đương Plasma trong khẩu phần heo con
- [THÚ Y] Bệnh viêm đa xoang – Glasser’s disease
- [THÚ Y] Viêm ruột hoại tử trên heo