Ngôn ngữ |
Sản phẩm mới
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Hội chứng Viêm vú - Viêm tử cung - Mất sữa ( Mastitis - Metritis - Agalactic, MMA)
Hội chứng bệnh là tập hợp những triệu chứng của các bệnh: viêm vú (Mastitis), viêm tử cung (Metritis) và mất sữa (Agalactia). Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo nái trước và sau khi sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ gia tăng bệnh MMA trên vật nuôi…
* Hội chứng MMA gây ra những thiệt hại lớn trong chăn nuôi heo nái:
- Hội chứng MMA thường xảy ra trên các heo nái bị bệnh đường sinh dục, heo nái trong các thời kỳ mang thai và chiếm tỷ lệ cao nhất là heo nái giai đoạn sau khi sinh.
- Làm giảm khả năng sinh sản của nái ở các chu kỳ sinh sản tiếp theo.
- Gây ảnh hưởng trên đàn heo con theo mẹ: heo con không đủ sữa bú, giảm tăng trưởng và tăng tỷ lệ heo con chết ở giai đoạn theo mẹ.
- Tăng chi phí giá thành chăn nuôi, giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
I. Nguyên nhân gây bệnh
- Các vi khuẩn gây bệnh là những vi khuẩn cơ hội luôn hiện diện trong phân và chuồng như E.coli, Staphylococcus, Streptococcus... Và những thay đổi cơ thể học của heo nái trong giai đoạn mang thai góp phần tạo điều kiện cho các vi khuẩn này phát triển gây bệnh. Tuy nhiên, yếu tố dẫn đến hội chứng MMA chính là việc chăm sóc quản lý heo nái trong chuồng trại kém.
- Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm vú, viêm tử cung và mất sữa cho heo nái:
+ Viêm bàng quang (bọng đái) do không cho nái uống nước đầy đủ: Heo nái bình thường đã có cơ thể học thuận lợi cho các vi khuẩn từ đường tiểu xâm nhập vào tử cung. Khi heo nái mang thai, khối thai lớn chèn ép gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm. Đặc biệt, trường hợp heo nái uống nước không đầy đủ, hoặc uống nước bẩn thì viêm bàng quang càng dễ dàng xảy ra. Lúc heo nái sinh cổ tử cung sẽ mở ra, vi khuẩn nhanh chóng lọt vào tử cung gây viêm và đi vào máu đến vú làm viêm vú.
+ Bón do không cho heo nái vận động thường xuyên: khi heo nái mang thai, khối thai lớn chèn ép sẽ làm giãn nhu động ruột gây ra tình trạng bón. Vi khuẩn trong phân sẽ có điều kiện sinh sôi, cùng với các độc tố gây viêm trong phân đi xuyên qua thành ruột vào máu, đến vú và tử cung gây viêm.
+ Stress: nái mang thai sắp đến ngày sinh thường hay bị Stress. Stress làm giảm sức khỏe, sức đề kháng của heo nái chống lại các vi khuẩn gây bệnh, tạo cơ hội cho chúng phát triển. Thời gian sinh kéo dài (trên 4 giờ) cũng thường là tác nhân gây MMA.
+ Viêm đường tiểu, viêm thận, viêm bàng quang, tử cung mãn tính do không điều trị hết hẳn bệnh: đây là "cái ổ" của những vi khuẩn gây bệnh. Chỉ cần có sự suy yếu về sức khỏe, hoặc một cơ hội thuận lợi nào đó các vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và đi vào máu đến vú gây viêm vú mất sữa.
+ Do khẩu phần thức ăn không cân đối, cho ăn quá nhiều chất đạm nhưng thiếu chất xơ và khoáng (nhất là thiếu canxi và phospho), không cung cấp đủ nước sạch cho heo uống, thể trạng heo quá mập ở giai đoạn cuối thai kỳ… cũng là những yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ heo nái mắc bệnh MMA.
+ Vệ sinh chuồng trại kém: nếu chuồng trại không được dọn rửa kỹ, nhất là chỗ thoát phân thì vi khuẩn trong phân, nước tiểu tồn đọng sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ quan qua các ống dẫn sữa của bầu vú, qua các vết thương, qua chỗ thoát tiểu, qua âm đạo để xâm nhập vào cổ tử cung và bầu vú gây viêm.
II. Cơ chế sinh bệnh
- Viêm vú:
+ Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa ở đầu vú.
+ Vi khuẩn theo đường máu từ các vết trầy, vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ thể thú để gây bệnh.
+ Heo nái tốt sữa, heo con bú không hết làm sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Vú bị viêm do hội chứng MMA
- Viêm tử cung:
+ Vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình sinh đẻ (nhất là khi thời gian đẻ của nái kéo dài trên 4 giờ).
+ Do người dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ gây trầy xước bên trong đường sinh dục của nái.
+ Hiện tượng sót nhau hay sót con nếu không can thiệp kịp thời cũng sẽ gây bệnh viêm tử cung trên gia súc.
Âm đạo xuất dịch có mủ trắng
- Mất sữa:
+ Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn là kết quả tất yếu khi nái bị viêm vú, hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung, do độc tố của vi khuẩn có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon Prolactin và Oxytoxin - là hai hormon cần thiết tham gia trong quá trình tiết sữa của gia súc.
- Do cơ thể heo mẹ bị suy dinh dưỡng trong lúc mang thai
- Do ăn nhiều trong giai đoạn mang thai dẫn đến sự chán ăn sau khi sinh. Lượng nước uống thiếu, thời tiết quá nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến kém sữa.
III. Triệu chứng
- Viêm tử cung: đặc điểm của bệnh là tử cung tiết nhiều dịch viêm, tùy theo mức độ có hai dạng viêm sau:
Âm đạo xuất dịch viêm nhờn
|
+ Viêm nhờn: Đây là dạng viêm nhẹ, hiện tượng viêm chỉ xuất hiện trên lớp niêm mạc, bệnh xảy ra sau khi sinh khoảng 1 - 3 ngày với các triệu chứng: dịch viêm lỏng, nhờn có lợn cợn đục, mùi hơi tanh, thân nhiệt nái bình thường hay sốt nhẹ, vài ngày sau dịch tiết giảm dần, đặc lại. Heo nái ăn ít, song sản lượng sữa giảm không đáng kể, do đó ít ảnh hưởng đến heo con.
+ Viêm có mủ: dạng viêm này có thể do hậu quả việc không điều trị dạng viêm nhờn hoặc do các vi trùng sinh mủ tấn công mạnh vào tử cung. Dịch viêm có lẫn mủ pha lẫn máu, mùi tanh. Bệnh nặng với các triệu chứng: sốt cao (40-410C), bỏ ăn thở dồn dập, sản lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, tử cung có nhiều vết loét.
- Viêm vú:
Vú heo nái bị sưng
|
+ Triệu chứng biểu hiện rõ tại bầu vú viêm với các đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng đỏ có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, vắt những vú sưng thấy sữa vón cục.
+ Tùy số lượng vú bị viêm, heo nái sẽ có biểu hiện khác nhau. Trường hợp 1 vài bầu vú viêm, heo nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm. Nếu nhiều bầu vú hoặc toàn bộ bầu vú viêm, heo nái sốt cao, bỏ ăn, nằm sấp không cho con bú.
- Mất sữa: chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt cao như viêm tử cung dạng có mủ, viêm nhiều bầu vú.
IV. Phòng bệnh
- Định kỳ sát trùng khu vực chuồng nuôi, chuồng nái đẻ và để trống chuồng trên 10 - 15 ngày. Trước và sau khi heo nái đẻ phải dọn dẹp phân, chất thải và tắm trước khi đẻ.
- Cho heo nái vận động thường xuyên.
- Chọn lựa kỹ loại thức ăn: thức ăn phải sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Cho heo nái ăn 2 - 2,4 kg/ngày trong giai đoạn đầu mang thai, giai đoạn 2 tăng lên 2,5 - 3 kg/ngày, trước khi sinh một tuần giảm xuống còn 1 - 1,2 kg/ngày, tăng lượng thức ăn xơ, đồng thời tăng thêm chất khoáng và vitamin.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch cho nái uống trong giai đoạn mang thai và tiết sữa. Nước cần sạch, không nhiễm các loại khoáng độc.
- Sau khi nái sinh cần theo dõi số lượng nhau ra ngoài hết chưa, nếu cần thiết nên vệ sinh đường sinh dục của thú thật tốt bằng các biện pháp thụt rửa tử cung, tiêm Oxytocine giúp tháo sạch sản dịch, nhau thai còn sót ra khỏi tử cung. Đặt thuốc kháng viêm để phòng nhiễm trùng sau khi sinh.
V. Điều trị
- Khi nái có biểu hiện viêm tử cung cần phải:
+ Thụt rửa tử cung
+ Chích kháng sinh: Enrofloxacine, Norfloxacine, Gentamycine, Kanamycine. Có thể tiêm chích cho heo nái thêm Oxytocine và Gluconate calcium để kích thích hệ thống tuyến vú của heo nái tiết sữa và tạo sữa nuôi con.
+ Cung cấp vitamin C, ADE-Bcomplex, thuốc hạ sốt.
Việc điều trị phải được tiến hành sớm khi thấy có dịch viêm và heo nái sốt cao, nếu chậm trễ sẽ dẫn đến hậu quả kéo dài thời gian điều trị, tử cung bị tổn thương nặng làm giảm khả năng nuôi dưỡng bào thai ở lứa sau hoặc nhiễm trùng máu không điều trị được.
- Dùng nước đá rửa và chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng, nóng, đỏ, đau. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 - 3 lần/ ngày để vú mềm dần; vắt vú bị viêm 4 - 5 lần/ ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành.
+ Dùng MgSO4 cho heo uống với liều 20 - 30g/ con/ ngày. Sau 2 - 3 ngày heo có thể cho sữa bình thường.
+ Dùng một số loại thuốc kháng sinh đặc trị như: Penicilin tiêm xung quanh vú ngày 2 lần, Streptomycin, bơm Teramycin vào vú viêm qua lỗ tiết sữa. Trước khi bơm nên vắt cạn sữa trong vú viêm.
- Các trường hợp mất sữa thường rất khó điều trị. Chỉ trong trường hợp kém sữa dùng biện pháp kích thích heo nái ăn, cung cấp đủ nước uống, chích Oxytocine. Vì vậy nếu heo nái bị viêm tử cung, sót nhau hoặc viêm vú phải điều trị ngay, vì đó là những nguyên nhân gây mất sữa sau khi sinh.
- Chú ý chăm sóc heo con trong thời gian điều trị bệnh cho heo nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ sau khi sinh và giữ ấm cho heo con.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC
Những tin khác:
- [CHĂN NUÔI] Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng heo cắn nhau
- [CHĂN NUÔI] Vệ sinh phòng bệnh trong trang trại
- [CHĂN NUÔI] Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn heo con sau cai sữa
- ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CROM LÊN HÀM LƯỢNG CROM TRONG MÔ Ở HEO1,2 M. D. Lindemann,*3 G. L. Cromwell,* H. J. Monegue,* and K. W. Purser4 (phần 1)
- CBN (Mỹ) – CẢI THIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO
- [Thú Y] DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI - ASF
- Colimeiji 10% đẳng cấp vượt trội
- DPS50rd có giá trị tương đương Plasma trong khẩu phần heo con
- [THÚ Y] Bệnh viêm đa xoang – Glasser’s disease
- [THÚ Y] Viêm ruột hoại tử trên heo