Ngôn ngữ |
Sản phẩm mới
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[CHĂN NUÔI] Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở giai đoạn heo con sau cai sữa
Nuôi dưỡng và chăm sóc heo con ở giai đoạn sau cai sữa tốt là điều cần thiết và rất quan trọng vì không những giúp cho việc nuôi dưỡng heo thịt ở những giai đoạn sau phát triển nhanh, ít bệnh tật, mà còn gia tăng được hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi...
Nắm bắt được sự cần thiết và tầm quan trọng của heo con ở giai đoạn sau cai sữa đối với ngành chăn nuôi heo, bài viết sau đây sẽ giới thiệu những đặc điểm rất đặc trưng có trong sản phẩm HCĐB của công ty ROVETCO giúp cho heo con sau cai sữa phát triển tốt, đồng thời tăng khả năng chống chịu và thích nghi với môi trường khắc nghiệt bên ngoài của heo con.
1. Các vấn đề thường gặp ở heo con sau cai sữa
* Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa:
Việc chuyển đổi thức ăn từ sữa mẹ (lỏng, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng) sang thức ăn thô (khô cứng, khó tiêu hóa) sẽ gây ra các vấn đề sau:
- Cơ thể bị mất kháng thể: Do trong sữa mẹ có chứa hàm lượng kháng thể cao. Sau cai sữa, kháng thể không còn được cung cấp, đường tiêu hóa vẫn còn mẫn cảm với bệnh dẫn đến hệ thống miễn dịch trở nên kém hơn.
- Thức ăn thô cứng làm hệ thống ruột bị tổn thương: Dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non qua nhung mao dài. Tuyến tụy và các đầu của nhung mao trong ruột non cũng sinh ra các enzyme tiêu hóa. Khi cai sữa, thức ăn thô, cứng làm các nhung mao ngắn lại, diện tích hấp thụ và khả năng tiêu hóa của nhung mao ruột giảm đi sẽ làm sự tiêu hóa thức ăn giảm.
Hình: Sự phát triển đường ruột của heo con trước và sau cai sữa
- Sự tiết Axit lactic bị gián đoạn vì bị cắt nguồn sữa dẫn đến dịch vị trong dạ dày không đủ, mặt khác sự tiết HCl của cơ thể kém đã làm giảm độ axit trong dạ dày làm cho pH tăng làm sự thay đổi mật độ vi khuẩn trong đường ruột, điều này đã tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
- Trong thức ăn có một số nhân tố đối kháng với dinh dưỡng gây phản ứng dị ứng và phản ứng đối kháng làm cho lớp nhung mao trong đường ruột teo lại và rụng đi dẫn đến bộ máy tiêu hóa của heo con bị tổn thương.
- Khả năng ăn vào kém do cơ thể chưa thích ứng kịp thời với việc thay đổi thức ăn mới.
* Các vấn đề khác
- Stress: Sau khi cai sữa heo con được chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng heo cai sữa, khi đó môi trường sống thay đổi làm cho heo con chưa kịp thích nghi với điều kiện sống mới sẽ làm cho heo bỏ ăn trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Nhưng 2 – 3 ngày sau vì đói nên heo ăn quá no, các chất dinh dưỡng trong đường ruột tiêu hóa không kịp dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
- Lây nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Khi cai sữa, do phát sinh nhiều phản ứng stress làm sức đề kháng trong cơ thể heo con giảm xuống tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại thừa cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm cho heo con dễ mắc bệnh.
- Thích nghi kém: Do môi truờng sống thay đổi đột ngột.
Tóm lại: Ở giai đoạn sau cai sữa, khả năng tăng trưởng của heo con tăng trưởng và khả năng mắc bệnh tiêu chảy cao. Chính vì vậy giai đoạn này cần cung cấp cho heo con khẩu phần ăn sao cho phù hợp với đặc điểm tiêu hóa và khả năng hấp thu.
2. Giải pháp của ROVETCO bằng sản phẩm HCĐB
*Giới thiệu về sản phẩm HCĐB: Đây là dạng thức ăn bổ sung đặc biệt được nghiên cứu dành riêng cho heo con từ 7 – 25 kg, sản phẩm giúp cung cấp cho heo con những dưỡng chất đặc thù như sau:
- Nguồn dưỡng chất đặc biệt dành riêng cho heo con, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa (bột sữa, bột huyết tương…)
- Vitamin, khoáng, acid amin thiết yếu với hàm lượng cao và cân đối.
- Các acid hữu cơ có tác dụng khống chế hệ vi sinh vật có hại và giúp hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột phát triển do đó giúp heo con không bị tiêu chảy và nâng cao khả năng hấp thu thức ăn.
- Men vi sinh có lợi giúp (Bacillus subtilis) sẽ giúp heo con ổn định đường ruột và tiêu hóa thức ăn hiệu quả.
Với các yếu tố có lợi được kể trên sản phẩm HCĐB sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở giai đoạn heo con sau cai sữa như sau:
- Tính ngon miệng cao
Nhờ trong HCĐB có bổ sung
+ Chất điều vị làm cho thức ăn hoàn chỉnh có vị ngọt gần giống với sữa mẹ, đồng thời che lấp đi các vị bất lợi khác từ nguyên liệu, thuốc kháng sinh.
+ Chất tạo mùi sữa giúp thức ăn thơm và kích thích heo con ăn nhiều hơn.
+ Một lượng lớn bột sữa bò sẽ giúp cho heo con có cảm giác gần gủi hơn về mặt thức ăn so với sữa mẹ.
- Dễ tiêu hóa, dễ hấp thu
+ Thành phần đa ezyme chuyên biệt cho heo con sau cai sữa.
+ Bổ sung vị ngọt tố giúp heo con tiêu hóa thức ăn dễ và nâng cao tỷ lệ tiêu hóa hơn.
+ Cung cấp thêm nguồn đạm hấp thu tối đa và phù hợp cho giai đoạn tập ăn: Protein huyết tương, Protein dạng peptide, Đạm sữa bò…
+ Đồng thời trong khẩu phần đề nghị có bổ sung nguồn nguyên liệu dễ tiêu hóa dành riêng cho heo con như: Bắp chín, Đậu nành Mỹ.
- Đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng
+ Thành phần đầy đủ và cân đối các dưỡng chất: Đạm, vitamin, khoáng chất, acid amin…
+ Bổ sung hàm lượng cao đường Lactose từ sữa sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho heo con.
+ Bổ sung các khoáng chất hữu cơ như: Fe, Cu, Cr.. giúp heo con có bộ da hồng hào, lông bóng mượt.
- Không có các nhân tố kháng dinh dưỡng (các kháng nguyên lạ)
+ Không chứa Antitrypsine khi sử dụng khô đậu nành Mỹ.
+ Không chứa protein dạng dự trữ gây dị ứng cho heo con (Glycinin và Conglycinin có trong khô đậu nành). Các hiện tượng dị ứng này làm hạn chế phát triển hện thống nhung mao trong đường ruột, có khi làm lớp nhung mao teo lại và rụng đi, gây hậu quả làm giảm khả năng hấp thu thức ăn.
+ Bổ sung enzyme Phytase làm giảm lượng Phospho vô cơ thải tiết ở phân.
-Giúp hệ thống ruột phát triển
+ Bổ sung nguồn nguyên liệu tốt là dạng được heo con hấp thu tối đa giúp hệ thống vi nhung mao phát triển.
+ Bổ sung vi khuẩn có lợi Bacilluss subtilis giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cạnh tranh và làm giảm mật độ vi khuẩn có hại.
+ Bổ sung Acid hữu cơ giúp củng cố đường ruột.
-Ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả
+ Nguồn protein và các thực liệu khác có chất lượng tốt giúp thú hấp thu tối đa.
+ Bổ sung men vi sinh có lợi, hạn chế vi sinh vật có hại phát triển, giảm tiêu chảy hiệu quả.
+ Bổ sung kháng sinh phòng bệnh tiêu chảy.
+ Ngoài ra còn bổ sung acid hữu cơ làm giảm pH đường ruột tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, khống chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại giúp cho heo con giảm tiêu chảy.
-Tăng tính miễn dịch
+ Nhờ vào hàm lượng Nucleotide cao.
+ Bột huyết tương có chứa hàm lượng kháng thể cao.
3. Hiệu quả mang lại khi sử dụng HCĐB:
- Tăng trọng vượt trội.
- Đạt trọng lượng tối đa ở 60 ngày tuổi.
- Heo con có bộ khung đẹp, da hồng, lông bóng mượt.
- Rút ngắn thời gian nuôi, FCR giảm.
- Giảm thiểu tối đa bệnh tật, đặc biệt heo con không bị tiêu chảy.
Từ đó mang lại lợi nhuận cao cho nhà chăn nuôi.
Cách nhận biết sự hiện diện của Anti –Tripsin trong Đậu Nành:
Bằng cách kiểm tra sự hiện diện của men Urease (là men chuyển Urea thành NH3). Do Urease và Anti –Tripsin đều bị khử ở cùng mức nhiệt độ như nhau nên khi kiểm tra trong mẫu đậu nành nếu không phát hiện Urease thì chứng tỏ mẫu không có Anti –Tripsin.
Để phát hiện sự có mặt của Urease người ta cho dung dịch urea với một chất chỉ thị màu (Phenol red) vào mẫu đậu nành cần kiểm tra. Sự có mặt của Urease trong mẫu (nếu có) sẽ làm urea chuyển thành NH3 làm tăng pH của mẫu, làm dung dịch thử chuyển màu (vàng -> đỏ nhạt). Tùy theo mức độ đậm nhạt của màu đỏ cho thấy sự có mặt của nhiều hay ít Urease, điều này chứng tỏ Anti –Tripsin còn hiện diện nhiều hay ít.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC
Những tin khác:
- [CHĂN NUÔI] Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng heo cắn nhau
- [CHĂN NUÔI] Vệ sinh phòng bệnh trong trang trại
- ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CROM LÊN HÀM LƯỢNG CROM TRONG MÔ Ở HEO1,2 M. D. Lindemann,*3 G. L. Cromwell,* H. J. Monegue,* and K. W. Purser4 (phần 1)
- CBN (Mỹ) – CẢI THIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÊN HEO
- [Thú Y] DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI - ASF
- Colimeiji 10% đẳng cấp vượt trội
- DPS50rd có giá trị tương đương Plasma trong khẩu phần heo con
- [THÚ Y] Bệnh viêm đa xoang – Glasser’s disease
- [THÚ Y] Viêm ruột hoại tử trên heo
- [CHĂN NUÔI] Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho heo