Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi
Chương trình vệ sinh phòng bệnh

     Gồm 2 vấn đề chính:   Phòng bệnh từ bên ngoài trại

                                      Phòng bệnh từ bên trong trại...

 I.PHÒNG BỆNH TỪ BÊN NGOÀI TRẠI

1. Xây dựng hàng rào phòng dịch cho trại

- Xây dựng hàng rào để ngăn chặn súc vật (chó, mèo và các sinh vật sống haong dã) vào trại mang theo mầm bệnh.

- Gắn biển cấm vào để hạn chế người lạ vào trại.

- Rắc vôi xung quanh chuồng nuôi, trước lối vào chuồng, hệ thống cống rãnh, nơi thoát nước thải....

2. Thực hiện quy tắc sát trùng khi nhập trại

Bảng 1: Quy tắc sát trùng khi nhập trại

Đối tượng

Thuốc sát trùng

Phương pháp sát trùng

Người

Nhóm III: Amonium bậc 4

- Làm hệ thống phun sương lên toàn thân

Giày, dép

Nhóm II: Peroxide

hoặc nước vôi trong 3-5%

(3 - 5kg vôi/100 lít nước)

- Hố sát trùng đặt trước cửa trại và trước mỗi dãy chuồng để nhúng giày dép

- Thay thuốc 2 – 3 lần/ tuần

Xe

Nhóm II: Peroxide, nhóm III: Amonium bậc 4 và dung dịch NaOH 3-5%

- Hố sát trùng đặt trước cửa trại

- Thay thuốc 1 lần/ tuần

Cám, Thuốc, Vật dụng

Xông khói hoặc chiếu tia cực tím

Heo nhập

Cách ly, tiêm phòng và tăng sức đề kháng

 

3. Phân loại và đặc tính của các loại THUỐC SÁT TRÙNG

    Trên thị trường hiện nay có 4 nhóm thuốc sát trùng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chăn nuôi: nhóm Chlorine, Iodine và Iodophors, nhóm Peroxide, nhóm Ammonium bậc 4 và nhóm Aldehydes.   

   3.1.   Nhóm I: gồm những gốc Chlorine, Iodine, Iodophors:

    Nhóm này có phổ tác dụng rộng, nghĩa là có khả năng thấm sâu qua màng tế bào và gây rối loạn chức năng của hệ thống enzyme cần thiết nên có thể diệt được vi khuẩn, virus, nấm, bào tử nấm và tảo. Đây là nhóm thuốc có tính an toàn cao nên còn được dùng sát trùng nước uống. Điểm hạn chế của nhóm này là có tính ăn mòn kim loại và gỗ. Các loại thuốc sát trùng thuộc nhóm này được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi và xử lý môi trường nước nuôi thủy sản gồm có Chloramin T,  Chloramin B, Biodine, Biocid, Han-Iodine, Vime-Iodine, Lindores 30

   3.2. Nhóm II: gồm gốc Peroxide

    Nhóm Peroxide tác dụng sát trùng theo cơ chế oxy hóa nên tính ăn mòn và độc tính thấp. Điểm hạn chế của nhóm này là không diệt hoặc diệt yếu virus, do đó thường được sử dụng phối hợp với một số thuốc khác có khả năng diệt mạnh virus. Ngoài ra, Phenol cũng thuộc nhóm này nhưng vì phenol có tính độc cao (phá hủy thành tế bào, đông kết protein, gây kích ứng mô) nên ít được sử dụng. Nhóm này có các loại thuốc sát trùng như Prophyl, Crezol, Virkon..

    3.3. Nhóm III: gồm gốc Ammonium bậc 4 

    Nhóm này chỉ cho hiệu quả đạt 99% đối với vi khuẩn (do thành vi khuẩn có tính hấp thụ chất này rất cao), còn đối với một số loại virus và nấm thì không có hiệu quả. Nhóm này có độc tính thấp, không ăn mòn, vì vậy thường được sử dụng sát trùng chuồng trại ở thời điểm không có dịch hoặc trong vùng đang bị dịch đe doạ.

    Các loại thuốc thuộc nhóm này như Bestaquam, TH4, Bioxide, Pacoma, BKC, BKA (Benzalkonium)

    3.4. Nhóm IV: gồm gốc Aldehydes

    Có phổ tác dụng rộng, diệt mạnh các loại vi khuẩn, virus, nấm, bào tử và ký sinh trùng. Tuy nhiên, nhóm này có tính độc khá cao đối với người và vật nuôi; vì vậy thường được sử dụng với nồng độ thấp và kết hợp với thuốc sát trùng thuộc nhóm có độ độc thấp. Đồng thời, không sử dụng khi có gia súc, gia cầm đang trong chuồng.

    Các loại thuốc thuộc nhóm này như Formol (formaldehyde), Protectol, Biosept, Intercept, Cid 20, All-cide…

4.  Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc sát trùng

    - Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng 100C thì hiệu quả sát trùng tăng cao gấp 2 lần. Để nâng cao hiệu quả thuốc sát trùng quan trọng là quản lý nhiệt độ thuốc sát trùng.

    - Cần chú ý các chất clo, iod, formaldehyde sẽ bay hơi trong nhiệt độ cao làm giảm hiệu quả sát trùng.

    - Độ pH: Clo và formaldehyde mạnh trong môi trường axit, yếu trong môi trường kiềm.

    - Chất hữu cơ: Cần loại trừ vì nó ngăn chặn không cho thuốc sát trùng xâm nhập vào các tác nhân gây bệnh.

 Bảng 2: Phân loại và đặc tính các nhóm thuốc sát trùng

Phân loại

Đặc tính

Tên thuốc trên thị trường

Nhóm I: Chlorin, Iodine, Iodophore

- Phổ tác dụng rộng: diệt được vi khuẩn, virus, nấm..

- Tính an toàn cao

- Tính ăn mòn cao

Chloramin T,  Chloramin, Biodine, Biocid, Han-Iodine, Vime-Iodine,Lindores 30

Nhóm II: Peroxide

- Phổ tác dụng hẹp: không diệt được virus

- Tính an toàn cao

- Tính ăn mòn cao

Prophyl, Crezol, Virkon

Nhóm III: Ammonium bậc 4

- Phổ tác dụng hẹp: không diệt được virus

- Tính an toàn cao

- Tính ăn mòn thấp

Bestaquam, TH4, Bioxide, Pacoma, BKC, BKA

 

 

II. PHÒNG BỆNH BÊN TRONG TRẠI

1. Vệ sinh sát trùng chuồng trại

1.1 Vệ sinh tiêu độc trong trại

        Bước 1: Vệ sinh cơ giới -> bao gồm thu gom phân, rác, chất độn chuồng, chất thải trong chuồng nuôi. Cọ rửa nạo vét tất cả các chất thải trong chuồng, cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi.

        Bước 2: Làm khô -> Đối với những ô chuồng có sự di chuyển heo đến và đi thì cần phải có thời gian (12 - 24 giờ) để làm khô chuồng.

         Bước 3: Tiêu độc -> Dùng sát trùng theo bảng hướng dẫn sau:

Bảng 3: Phương pháp tiêu độc chuồng trại

Đối tượng sát trùng

Thuốc sát trùng

Phương pháp sát trùng

Nền chuồng nuôi, xung quanh thành chuồng, máng ăn

Nhóm IV: Aldehydes

Để trống 2 ngày rồi nhập heo vào

Xử lý bằng dung dịch nước vôi trong 3-5% (3 - 5kg vôi/100 lít nước)

            Bước 4: Nhập heo vào nuôi
 

        1.2 Sát trùng định kỳ chuồng trại  

Bảng 4: Phương pháp sát trùng định kỳ chuồng trại 

Đối tượng

Thuốc sát trùng

Phương pháp sát trùng

Trại đẻ cai sữa

Nhóm II: Peroxide

- Sát trùng định kỳ lúc 13:00-14:00

- Vòi phun đặt nghiêng 45 độ.

Trại Phối

Nhóm III: Ammonium bậc 4

Trại Thịt

Nhóm IV: Aldehydes

* Những điều cần lưu ý khi thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại

+ Xác định rõ đối tượng mầm bệnh cần diệt trừ: Mỗi loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… có đặc điểm sinh học khác nhau nên mức độ nhạy cảm với các loại thuốc sát trùng cũng khác nhau. Do đó, cần xác định rõ đối tượng cần trừ để chọn loại thuốc phù hợp.     

+ Thời điểm sử dụng thuốc: Khi sử dụng thuốc sát trùng đang lúc có gia súc, gia cầm trong chuồng cần chọn loại thuốc không gây độc hại cho vật nuôi như các loại thuốc thuộc nhóm amonium bậc 4. Khi chuồng trống hoặc xử lý sát trùng các phương tiện vận chuyển, hố phân rác, hố chôn gia súc-gia cầm thì chọn các loại thuốc có tính sát khuẩn mạnh, phổ tác động rộng như nhóm chlorine, aldehydes.  

+ Nồng độ thuốc: Mỗi loại thuốc có nồng độ khác nhau, do đó cần thực hiện đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.

 + Tuân thủ đầy đủ yêu cầu an toàn cho người sử dụng: Khi sử dụng thuốc sát trùng, người lao động bắt buộc phải có đầy đủ các trang phục bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính che mắt, áo quần dành riêng, ủng... Sau khi xử lý thuốc, toàn bộ trang phục bảo hộ phải được tiêu độc và người lao động phải làm vệ sinh kỹ.

+ Xử lý xác vật nuôi, phân, rác theo đúng quy trình: Khi chôn xác vật nuôi, phân, rác, chất thải… ngoài yêu cầu chôn sâu thì trước khi lấp kín hố cần rải vôi bột hoặc phun các loại thuốc sát trùng có tính diệt khuẩn mạnh như chlorine, glutaraldehyde.

2. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ

    Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn heo của trại mình vì khi có bệnh dịch xảy ra, đối với những trại nhiễm bệnh, vaccine có tác dụng làm giảm mức độ thiệt hại, giảm tỉ lệ sảy thai, giảm tỉ lệ heo con chết giai đoạn theo mẹ thông qua việc nâng cao hàm lượng kháng thể trong máu heo nái và kháng thể mẹ truyền cho heo con.

* Quy trình tiêm phòng khuyến cáo 

Bảng 5: Lịch tiêm phòng cho heo con

Ngày tuổi

Tuần tuổi
Vaccine
Lần chích
21
3
Mycoplasma
1
35
5
Dịch tả (Hog Cholera)
1
42
6
Giả dại (Aujeszky)
1
49
7
FMD
1
 

Bảng 6: Lịch tiêm phòng cho heo hậu bị đực và cái

Ngày tuổi
Tuần tuổi
Vaccine
Lần chích
70
10
Hog Cholera
1
77
11
FMD
1
84
12
Aujeszky
1
168
24
Hog Cholera
2
182
26
FMD
2
189
27
Parvo
1
203
29
Aujeszky
2
210
31
Parvo
1
 

Bảng 7: Lịch tiêm phòng cho heo nái chửa

Trước khi sinh
Vaccine
6 tuần
Hog Cholera
4 tuần
FMD
3 tuần
Aujeszky
2 tuần
E.coli
10 ngày
Ghẻ rận
 

Bảng 8: Lịch tiêm phòng cho heo nái nuôi con

Sau khi sinh
Vaccine
3 tuần
PRRS
 
Bảng 9: Lịch tiêm phòng cho heo thịt
Tuần tuổi
Vaccine
10
Hog Cholera
11
FMD
 

Bảng 10: Lịch tiêm phòng cho heo đực giống

Số lần
Vaccine
1 lần/ năm
Hog Cholera
2 lần/ năm
FMD
2 lần/ năm
Aujeszky
2 lần/ năm
PRRS
 

    Ngoài các bệnh nêu trên, một số bệnh phát sinh gần đây cũng cần được thực hiện tiêm phòng như:

-      Ở heo con:

     + Phó Thương Hàn: lần 1 heo 20 ngày tuổi, lần 2 heo 27 ngày tuổi

            + Phù đầu, sưng mặt: heo con từ 21 – 30 ngày tuổi

-      Ở heo lớn:   

     + Đóng dấu VR2: heo sau 2 tháng tuổi

            + Tụ huyết trùng: heo sau 2 tháng tuổi

            + Hô hấp trên heo do Coronavirus

            + Viêm màng phổi APP – Actinobacillus pleuropneumoniae

            + Bệnh Hội chứng gầy còm trên heo cai sữa do Circovirus: Heo nái hậu bị: lần 1 trước phối 6 tuần, lần 2 trước phối 2 tuần. Heo nái mang thai: lần 1 trước đẻ 6 tuần, lần 2 trước đẻ 2 tuần. Tiêm nhắc lại đối với các lứa tiếp theo và tiêm 1 mũi trước đẻ 2-4 tuần.

3. Quản lý heo bệnh

     Hiện nay, các trại heo được xây dựng để nuôi với mật độ lớn nên ngày xuất chuồng bị kéo dài ra, điều này thường làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Thực tế khi trong chuồng phát sinh heo bệnh mà chưa có chuồng heo bệnh riêng thì việc nuôi chung heo bệnh với heo lành sẽ làm phát sinh các vấn đề sau:

      - Truyền lây dịch bệnh từ các chất bài thải của heo bệnh có chứa mầm bệnh sang nhóm heo bình thường.

     - Việc chữa trị không thuận tiện dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, tỷ lệ chết cao hơn, tăng chi phí sử dụng hoặc sử dụng sai thuốc kháng sinh dẫn đến việc tồn dư kháng sinh trên thịt heo => ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Tóm lại: Nếu chúng ta làm tốt công tác phòng dịch, vệ sinh sát trùng chuồng trại sẽ giúp ngăn chặn sự phát tán dịch bệnh, đồng thời giảm sự tái nhiễm khi chăn nuôi trở lại; việc phòng trị bệnh bằng kháng sinh giảm đi rất nhiều, từ đó giá thành chăn nuôi sẽ giảm, lợi nhuận đem lại sẽ cao; thông qua đó trại chăn nuôi sẽ cung cấp thịt heo giá rẻ cho người tiêu dùng… Điều này đã giúp cho các nhà chăn nuôi giảm được rất nhiều những nỗi lo lắng trong tình hình khó khăn chung hiện nay.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH NHÂN LỘC