Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi
Thuốc sát trùng – Thuốc khử trùng

    Thuốc sát trùng: (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn…

* Phân biệt thuốc Sát Trùng với thuốc Khử Trùng:
    Thuốc khử trùng: (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với thuốc sát trùng, những chất khử trùng sẽ phá hủy nguyên sinh chất của cả vi khuẩn và vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh.
 
1. Những nguyên tắc để đạt hiệu quả khi sử dụng thuốc sát trùng, thuốc khử trùng thông thường:
- Thuốc cần có thời gian để phát sinh tác dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước khi tiến hành sát trùng vì bụi đất hoặc rác bẩn có thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản thuốc tác động trực tiếp vào vi trùng, hoặc làm thay đổi hay giảm hiệu lực của thuốc.
- Cần lựa chọn thuốc sát trùng khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của mầm bệnh (ví dụ virus dễ bị tiêu diệt với chất kiềm nhưng lại dễ bị đề kháng lại với phenol).
 
2. Các loại thuốc sát trùng ngoài da
a. Thuốc tím (Permanganas potassium KMnO4)
- Tính chất: Là chất có dạng kết tinh hình kim, óng ánh kim loại, màu đen lục, hòa tan trong nước thành dung dịch màu tím sẫm. Có tính ăn da, làm thủng vải và han rỉ kim loại.
- Tác dụng: thuốc tím có tác dụng oxy hóa mạnh – giải phóng nguyên tử oxy, nên có những tác dụng sau:
    + Tác dụng diệt khuẩn: Sát trùng các vết thương, rửa tử cung, bàng quang, âm đạo. Khử trùng chuồng trại.
    + Chống thối: phá hủy các chất hữu cơ gây thối (máu, mủ).
    + Làm se da: mau lành vết thương.
    + Tiêu độc: Giải độc các Alcaloid (như Trychnin, Atropin, Morfin..) và nọc rắn.
- Liều dùng: dùng để sát trùng tiêu độc.
    + Khử trùng tay, vết thương ngoài da: dung dịch 1% - 2%.
    + Rửa tử cung, âm đạo: dung dịch 1% - 2%.
    + Thụt rửa ruột trong trường hợp trúng độc: dung dịch 0,05%.
    + Khử độc nọc rắn: tiêm dung dịch thuốc tím 1% xung quanh vết rắn cắn.
    + Khử trùng nước: bằng hỗn hợp sau:
    Bột oxy hóa gồm: 60g thuốc tím; 50 g Mangan bioxyt (MnO2); 20g Canxi cacbonat (CaCo3); 370g bột tan.
    Bột khử gồm: 66g Hyposunfit natri (Na2S2O 4); 440g bột tan.
 
b. Thuốc đỏ
- Tính chất: Là chất bột hay mảnh màu lục, hòa tan trong nước tạo thành dung dịch màu đỏ (dung dịch này bền vững ở nhiệt độ thường). Thuốc thấm qua các tổ chức dễ dàng để phát huy tác dụng sát trùng, nhưng không gây kích ứng ngoài da và các tổ chức của cơ thể. Ở môi trường acid thuốc có tác dụng mạnh hơn ở môi trường trung tính hay kiềm tính.
- Tác dụng:  Sát trùng vị trí tiêm, vị trí phẩu thuật, vị trí thiến, rốn cho gia súc sơ sinh, niêm mạc, rửa bộ phận sinh dục bị nhiễm khuẩn sau khi sinh. Đặc biệt thuốc có tác dụng với các tụ cầu liên cầu, E.Coli.
- Liều dùng:
    + Sát trùng ngoài da: dùng dung dịch 2% - 5%.
    + Viêm tử cung: thụt dung dịch 1% - 2%.
    + Viêm âm đạo: thụt dung dịch 1% - 2%.
* Chú ý: Tránh bôi thuốc đỏ chung với cồn Iod dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Tẩy sạch vết đỏ của thuốc trên da, lông bằng cách tẩm dung dịch thuốc tím và sau đó tẩm tiếp dung dịch acid Oxalic.
 
c. Iod
- Tính chất: Là chất có dạng mảnh, óng ánh, bay hơi ở nhiệt độ lạnh, thăng hoa, tan mạnh trong rượu, cồn, ete.
- Tác dụng: thuốc có tác dụng diệt khuẩn, diệt virus, diệt nấm.
    + Thuốc có hoạt tính mạnh đối với trực khuẩn lao và các nha bào, có tác dụng diệt trứng và ấu trùng của các ký sinh trùng.
    + Iod tham gia vào thành phần Tyroxin – hoocmon tuyến giáp trạng nên thiếu Iod gây chứng suy nhược tuyến giáp trạng biểu hiện bằng chứng bướu cổ của gia súc.
- Chỉ định:
    + Dung dịch Cồn Iod hay Glycerin Iod được dùng trong trường hợp:
            Sát trùng tay khi phẩu thuật (thiến, cắt rốn, bấm răng..).
            Sát trùng nơi tiêm hay thiến, vị trí phẩu thuật.
            Sát trùng rốn cho gia súc sơ sinh.
            Sát trùng họng miệng (dùng Glycerin Iod).
            Sát trùng vết thương mới bị nhiễm bẩn.
            Chữa bệnh viêm phế quản mãn tính của gia súc.
            Chống bệnh nấm lông.
    + Dung dịch Lugol: (Iod hòa tan trong nước cất).
            Chữa bệnh viêm tử cung, âm đạo của gia súc.
            Chữa bệnh viêm ruột gia súc non.
            Chữa bệnh bứu cổ gia súc, phòng chống bệnh thiếu Iod.
            Dùng để giải độc Alkaloid.
    + Dung dịch Iodua Kali:
            Chữa bệnh xạ khuẩn của trâu bò.
            Chữa bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm của ngựa.
            Chữa chứng viêm do thiến.
- Liều dùng:
    + Dung dịch cồn Iod 1% ( Iod pha cồn) có tác dụng kháng khuẩn mạnh, dùng để chữa bệnh viêm phế quản mãn tính.
    + Dung dịch Iod-Glycerin (40ml cồn Iod + 60ml Glycerin) có tác dụng sát trùng viêm họng, viêm miệng, viêm phế quản mãn tính.
    + Dung dịch Lugol 1% sát trùng bộ phận sinh dục 100 – 200 ml.
    + Dung dịch Iodua Kali chữa bệnh cho trâu bò, ngựa và gia súc khác liều.
            Ngựa                : 5 – 15 gam
            Trâu bò             : 10 – 20 gam
            Heo, dê, cừu     : 2 – 5 gam
            Chó                  : 0,2 – 2 gam
*Chú ý: Không bôi chung cồn Iod với thuốc đỏ vì dễ gây kích ứng da. Tẩy sạch cồn Iodua trên tay và vải bằng dung dịch Hyposunfit natri (Na2S2O 4)
 
d. Nước oxy già (peroxid hydrogen H2O2)
- Thuộc nhóm tác nhân oxy hóa.
- Có tác dụng sát trùng tay, vết thương, mụn loét (dung dịch 0,1%), rửa tử cung (dung dich 0,3%). Giảm độc tính của các alkaloid (strychnin, morphin).
 
e. Xanh methylen (tetramethylthionin HCl): Dung dịch 1%
- Sát trùng bên ngoài: viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục.
- Sát trùng bên trong: đường tiết niệu.
 
3. Các loại thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
a. Xút NaOH:
- Công dụng: Nhờ có khả năng thâm nhập vào các phần tử bám dính, vi sinh vật, làm tan hoặc biến đổi chúng nên tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh thông thường, virus (dịch tả heo, FMD). Ở nồng độ đậm đặc (5%) có thể tiêu diệt được bào tử nhiệt thán.
- Cách dùng: Dung dịch loãng 4 – 8/1000 có thể dùng để sát trùng dụng cụ (máng ăn, xô, cuốc, xẻng…) nền , sàn, tường, rãnh phân, dường đi, xe chở gia súc, hố tiêu đọc. Có thể phối hợp với dung dịch vôi sữa 5%.
 
b. CaO
- Công dụng: Dùng để sát trùng chuồng trại. Có tính chất hút ẩm tạo thành Ca(OH)2 và sinh nhiệt, nếu để lâu sẽ tạo thành CaCO3 có dạng trơ và không còn tác dụng nữa. Ngoài ra CaO không có tác dụng trên bào tử nhiệt thán và Clostridium.
- Cách dùng: Rắc đều trên sàn, nền xi măng, đất. Khi dùng nên chú ý có thể gây khô da và móng của thú.
 
c. Ca(OH)2: Dạng bột trắng xốp, dùng để sát trùng chuồng trại
 
d. Amonium bậc 4 thế hệ I: Bezalikoniumchloride (Zephiran, Antigerm)
- Công dụng: Có tác dụng sát khuẩn trên vi khuẩn G+, G- nhưng không có hiệu quả đối với virus, bào tử và vi khuẩn lao.
- Cách dùng:
    + Sát trùng da, vết thương: dung dịch 1/1000 – 1/2000
    + Thụt rửa tử cung: dung dịch 1/20000
    + Khử trùng chuồng trại: dung dịch 1/1000
 
e. Phenol (có độc tính cao nên hiện nay ít được sử dụng)
- Công dụng: Tác động gây độc đối với nguyên sinh chất, phá hủy thành tế bào, đông kết protein.
- Cách dùng:
    + Dung dịch 5%: tiêu diệt nha bào nhiệt thán.
    + Dung dịch 3 %: rửa vết thương, tiêu độc quần áo.
    + Dung dịch 3 – 5%: tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y.
    + Dung dịch 1%: chống ngứa, trị ghẻ.
* Chú ý: không sử dụng tiêu độc lò mổ vì sẽ để lại mùi hôi.
 
f. Crezol
- Công dụng: Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol nhưng tác động yếu trên vius. Đặc biệt vẫn giữ được hiệu lực khi có chất hữu có và ít độc hơn phenol.
- Cách dùng:
    + Dung dịch 0,2 – 0,5%: sát trùng tay.
    + Dung dịch 2%: sát trùng chuồng trại.
    + Hơi crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn…
 
g. Formol (Formalin, Formaldehyd) có chứa 34 – 38%
- Công dụng: Là chất khử trùng mạnh, làm đông cứng protein. Có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn, vi khuẩn sinh bào tử, trực khuẩn, virus. Sử dụng để khử trùng dụng cụ, chuồng trại, phòng ốc, lò ấp, bảo quản mẫu bệnh phẩm và điều chế vaccine.
- Cách dùng:
    + Dung dịch 4%: sát trùng thông thường và bảo quản mẫu bệnh.
    + Dung dịch 15 – 30%: khử trùng chuồng trại, máy ấp trứng, buồng cấy vi trùng.
    + Hỗn hợp: 1,5l Formol 36% + 1600g KMnO4: khử trùng được 100m2 phòng làm việc.
*Chú ý: Khi dùng nên đeo găng tay và khẩu trang vì Formol có độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mô, mất cảm giác và có nguy cơ gây ung thư.
 
h. OO- Cide
- Thành phần:
    Gói OO-Cide 1: chứa Anemonium salt, Sunfactant colour indicator.
    Gói OO-Cide 2: chứa hychoxide và Organix biocide.
- Công dụng:
    + Diệt cầu trùng, trứng giun sán, sát trùng.
    + OO-Cide gồm 2 gói riêng biệt, phun làm 2 lần khác nhau, phản ứng giữa hai dung dịch sẽ giải phóng ra amoniac có tác dụng diệt noãn nang cầu trùng, trứng giun sán, virut, vi khuẩn và nấm mốc.
- Cách dùng: Hai gói OO-Cide chứa hai thành phần riêng biệt đủ để sát trùng diện tích 20m2. Cách sát trùng như sau:
    + Vệ sinh sạch sẽ nơi cần sát trùng.
    + Hòa tan hoàn toàn gói 1 với 6 lít nước.
    + Phun trên diện tịch nền nhà, sàn nhà, tường, vách tới chiều cao 0,5m.
    + Hòa tiếp gói 2 trong 6 lít nước.
    + Phun tiếp dung dịch của gói 2 lên diện tích đã phun còn ướt. Phản ứng của hai dung dịch sẽ tạo nên màu hồng. Các chất diệt cầu trùng và diệt vi sinh vật gây bệnh sẽ được phóng thích, tác dụng ngay trong khu vực được phun.
    + Chờ sau khi hết mùi amoniac mới thả gia súc vào.
    *Chú ý: Khi pha thuốc nhớ mang găng tay và kính bảo vệ mắt.
- Bảo quản thuốc nơi kín gió và thoáng mát.
 
i. Virkon
- Công dụng: Sát trùng chuồng trại, khử trùng nước có tính kháng khuẩn rộng, chống lại 18 học virus, các loại vi khuẩn Mycoplasma, mốc và nấm.
- Cách dùng:
    + Sát trùng trong các khu vực thường bị đe dọa bởi các bệnh nguy hiểm do virus, Mycoplasma, vi khuẩn, nấm và mốc: Pha 100g thuốc với 10 lít nước (tỷ lệ 1/100) rồi phun trên bề mặt tường và trần, nền chuồng.
    + Sát trùng hệ thống trang thiết bị: Pha 100g thuốc với 10 – 20 lít nước (tỷ lệ 1/100 – 1/200) – phun 300 – 400ml trên diện tích 1m2.
    + Sát trùng hệ thống nước: Pha tỷ lệ 100g thuốc với 40 lít nước (tỷ lệ 1/400) cho dung dịch này đầy hệ thống, để 30 phút sau đó xả hết dung dịch.
    + Sát trùng nước uống trong trường hợp nguồn nước có phẩm chất kém hay đang phát bệnh trong đàn: Pha 100g thuốc với 100 lít nước tỷ lệ (1/1000) cho gia súc uống hoặc phun sương trực tiếp lên gia súc, gia cầm rất an toàn để diệt các mầm bệnh ở môi trường.
- Trình bày và bảo quản: Sản phẩm đóng thành túi 100g – 500g. Bảo quản ở nơi khô mát, dưới 300C.
 
k. Farm Fluids
- Công dụng: Diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Dung dịch đã pha rất an toàn, không ăn mòn, không gây kích ứng.
- Cách dùng:
    + Sát trùng chuồng trại sau mỗi kỳ nuôi: Pha 2,5ml với 1 lít nước (tỷ lệ 1/400). Sau khi quét dọn sạch sẽ, phun 300ml (dung dịch 1/400) cho 1m2 đế sát trùng. Phun ướt đều tất cả các bề mặt. Để khô mới thả gia súc, gia cầm vào chuồng.
    + Sát trùng không khí trong chuồng: Pha tỷ lệ 1%, dùng bình phun sương phun 1 lít dung dịch đã pha trên thể tích 50 m2 chuồng trại. Dung địch 1/100 để nhúng chân, rửa bánh xe khi vào trại (mỗi tuần thay dung dịch mới), và có thể phun trong chuồng đang có nhốt thú nuôi để sát trùng khi đang có dịch.
- Trình bày và bảo quản: Sản phẩm đóng chai 100ml – 500ml. Bảo quản ở nơi khô mát, nhiệt độ <300C.
 
l. DSC 1000
- Công dụng: Chống lại các loại vi khuẩn, nấm mốc và các loại men gây hại.
- Cách dùng: dung dịch 1/1000 (1ml thuốc pha trong 1 lít nước).
     + Dùng để rửa sạch chuồng trại trước khi sát trùng.
    + Dùng để rửa máng ăn, máng uống, lồng, vách ngăn, xe cộ… và các thiết bị cần thiết để tiêu độc như vách, sân khay đựng trứng, trứng ấp.
    + Sát trùng hệ thống nước: tháo cạn hết nước trong hệ thống, sau đó đổ đầy lại với dung dịch DSC 1000 (pha tỷ lệ 1/1000). Để qua đêm sau đó tháo cạn.
     + Sát trùng khoảng không: dùng dung dịch 1/1000, phun sương đều đặn (chuồng không có gia súc).
     + Vệ sinh tất cả các bề mặt, dụng cụ thiết bị trong các cơ sở chế biến thực phẩm.
- Trình bày và bảo quản: Sản phẩm được đóng chai 100ml – 500ml. Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ <300C.
 
m. Chloramint
- Tính chất: Là chất kết tinh màu trắng hơi vàng, hòa tan trong nước, bền vững ở nhiệt độ thường. Có tính diệt khuẩn cao.
- Tác dụng:
    + Có khả năng thấm sâu qua màng tế bào và gây rối loạn chức năng của hệ thống enzyme cần thiết nên có khả năng sát trùng cao đối với vi khuẩn, siêu vi khuẩn và nấm mốc…
    + Có tác dụng khử mùi hôi, sát trùng mạnh nhưng không gây độc cho người và gia súc.
- Chỉ định: Chloramint được dùng trong các trường hợp sau:
    + Khử trùng nước uống cho gia súc, gia cầm.
    + Sát trùng, tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống và các dụng cụ khác.
    + Sát trùng chân tay.
    + Tiêu độc ao hồ để phòng bệnh cho vật nuôi (tôm, cá)
- Liều lượng:
    + Khử trùng nguồn nước: 2 – 3g/ khối nước.
    + Nước được khử trùng sau 24 giờ mới được sử dụng.
    + Tiêu độc chuồng trại, nhà tường: Chloramint nồng độ 0,3% - 0,5%.
    + Khử trùng ao hồ phòng bệnh tôm cá: nồng độ 0,005%.
 
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC