Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Bệnh Ornithobacterium (ORT) là một bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn gram âm Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) hình que, thường gặp trên gà và gà tây với các triệu chứng gần giống các bệnh hen trên gà như CRD, CCRD … nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chủng virus, vi khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium), stress, độ thông thoáng trong chuồng nuôi, thời điểm phát hiện bệnh… cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh...
1.Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Gà thịt thường mắc 3 - 6 tuần. Các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên.
- Tỷ lệ bệnh cao: 50 - 100%. tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 - 20%.
2. Đường truyền lây
Chủ yếu qua đường hô hấp (hắt hơi), vi khuẩn lây cho gà khỏe bằng đường hít thở, đặc biệt bệnh nặng hơn nếu thông gió không tốt, vệ sinh kém, nồng độ ammoniac cao.
3. Cơ chế sinh bệnh
- Bệnh lây lan nhanh, trong thời gian ngắn từ 1 - 3 ngày, bệnh có thuyên giảm nếu dùng kháng sinh thông thường nhưng không dứt hẳn và thường tái đi tái lại.
- Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp, sinh trưởng và phát triển ở niêm mạc hô hấp và phổi là cơ quan đích.
4. Biểu hiện bệnh
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho, hắt hơi, khó thở, rướn cổ lên để thở, ngáp đớp không khí.
Sốt cao, sưng phù đầu, tím tái mào tích.
Mũi có dịch viêm.
Ngoài ra, có hiện tượng giảm ăn, giảm tăng trọng, giảm đẻ đối với gà đẻ.
Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, lúc thời tiết ẩm ướt hoặc giao mùa bệnh thường ghép với một số bệnh khác như Nấm Phổi, Newcastle, E.coli, CRD...làm biểu hiện của bệnh càng trầm trọng hơn.
5. Bệnh tích khi mổ khám
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở đường hô hấp
Túi khí đục
Xuất huyết thanh khí quản
Viêm xuất huyết hóa cục ở phổi
Gan sưng to, xuất huyết
6. Phòng bệnh
Hiện nay trên thế giới chưa có vacxin để phòng bệnh này. Vì vậy cần thực hiện phòng bệnh như sau:
- Chăn nuôi vệ sinh sạch sẽ
- Thực hiện chăn nuôi cùng vào, cùng ra( In-Out)
- Sử dụng vacxin phòng bệnh khác tốt
- Định kỳ dùng kháng sinh phòng bệnh để hạn chế bệnh kế phát và hạn chế mầm bệnh phát triển
7. Điều trị bệnh
Vì vi khuẩn gram âm Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) rất nhanh lờn thuốc nên hiệu quả của việc dùng kháng sinh tùy từng khu vực chăn nuôi. Một số loại kháng sinh thường dùng như Erythromycine, Tilcomycin, Doxycilline, Neomycine, Florfenicol, Enroflocine, Lincomycine, Amoxicilline. Bên cạnh việc dùng kháng sinh nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ trợ cho vật nuôi như các chất điện giải, vitamin, các sản phẩm giúp tăng cường chức năng gan, thận và giải độc.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc
Những tin khác:
- [THÚ Y] Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis)
- [THÚ Y] Bệnh đầu đen trên gà (Histomoniasis)
- CATALYST - THỨC ĂN BỔ SUNG ACID AMIN THIẾT YẾU CHO GIA CẦM, THỦY CẦM
- AVENGER TORNADO - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO CHIẾN KÊ
- [THÚ Y] Phương pháp giúp làm giảm tỷ lệ bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt
- [CHĂN NUÔI] Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trên gà thịt
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 2) – Chẩn đoán và điều trị
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 1) – Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh
- [THÚ Y] Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà – Necrotic Enteritis Clostridum Perfingens
- [CHĂN NUÔI] Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp