Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Nấm diều là một bệnh cơ hội thường gặp trên gia cầm do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra. Bình thường loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà và không gây bệnh… Chỉ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, Candida albicans mới có cơ hội nhân lên và gây ra các tổn thương trên đường tiêu hóa, hô hấp thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng da, lông, mắt và đường sinh sản.
Thiệt hại do nấm diều gây ra không chỉ là những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt hay đo đếm được ngay lúc đó như: tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết bao nhiêu mà còn là những hệ quả sau khi nhiễm bệnh dù con gà đó đã được điều trị khỏi như: khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập…
I. Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh
Candida trong bệnh phẩm
Candida trong môi trường nuôi cấy
1. Các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch hay yếu tố có lợi cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong cơ thể:
+ Gia cầm bị đói lâu ngày khiến cho diều bị “rỗng” (trong diều không có thức ăn).
+ Vệ sinh kém: dụng cụ chứa nước, thức ăn → nhiễm nấm từ ngoài môi trường.
+ Sử dụng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclines, phenicol, penicilline bán tổng hợp A hay các steroids) trong một khoảng thời gian quá dài → nấm phát triển luôn trong đường tiêu hóa và gây ra bệnh nấm diều ở gà.
+ Kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa.
+ Do thức ăn bị nhiễm nấm.
+ Thiếu Vitamin A.
+ Suy dinh dưỡng.
+ Stress trong khi vận chuyển hoặc do môi trường.
2. Khi một trong các nguyên nhân trên xảy ra làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, đồng thời ức chế các vi sinh vật có lợi → tạo điều kiện cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong niêm mạc của khoang miệng, thực quản cũng như diều gà.
3. Lớp biểu mô ngoài cùng của các cơ quan trên bị nấm men làm tổn thương và phá hỏng → Tăng sinh lớp màng giả trong khoang miệng (gọi là màng bạch hầu giả), thực quản, diều → gây ra các triệu chứng, bệnh tích tương ứng như: gà nên, giảm ăn, niêm mạc miệng và diều có mảng bám màu trắng...
II. Triệu chứng và bệnh tích
1. Gà càng nhỏ tuổi (2 – 4 tuần) tỉ lệ bệnh càng cao và dễ thấy dấu hiệu bệnh lý
2. Với những triệu chứng đặc trưng chung như: Nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua kèm theo tiêu chảy phân sống, gà chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp, niêm mạc miệng và diều có lớp màng màu trắng đục.
3. Cụ thể, các triệu chứng và bệnh tích theo thứ tự từ miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến đến ruột.
- Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng (hơi thở hôi), miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.
- Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Ủ rũ, giảm ăn, diều tăng sinh dày lên, các thức ăn trong diều bị nén chặt lại, dính lại.
- Dạ dày tuyến: sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng
- Ruột: Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.
Niêm mạc miệng có lớp mảng bám, đôi khi cũng bị loét
Niêm mạc ở diều dày lên với những mụn hơi trắng. Đôi khi có màng giả ở diều.
Diều chứa nhiều nước nhầy, có mùi chua.
Dạ dày tuyến sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng.
III. Kết luận
Bệnh nấm diều ở gia cầm do men Candida albicans gây ra, nó là một loại bệnh dễ điều trị nên đa phần ít ai quan tâm nhưng lại gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nhiễm trùng da và quan trọng hơn dù sau khi chữa khỏi bệnh thì hệ miễn dịch của gia cầm bị hạn chế và dễ bị những vi khuẩn, bệnh khác xâm nhập một cách dễ dàng. Cần hiểu cơ chế gây bệnh chính là hiểu được bản chất của vấn đề tại sao Candida albicans lại gây ra các triệu chứng, bệnh tích như vậy. Từ đó làm tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nấm diều ở gà một cách hiệu quả nhất.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc
Những tin khác:
- CATALYST - THỨC ĂN BỔ SUNG ACID AMIN THIẾT YẾU CHO GIA CẦM, THỦY CẦM
- AVENGER TORNADO - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO CHIẾN KÊ
- [THÚ Y] Phương pháp giúp làm giảm tỷ lệ bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt
- [CHĂN NUÔI] Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trên gà thịt
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 2) – Chẩn đoán và điều trị
- [THÚ Y] Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà – Necrotic Enteritis Clostridum Perfingens
- [CHĂN NUÔI] Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp
- [CHĂN NUÔI] Kiểm soát chất lượng phân trong chăn nuôi gà
- [THÚ Y] Quy trình phòng bệnh trên gà nuôi thả vườn (thời gian nuôi 90 ngày)
- [THÚ Y] Bệnh phù đầu ở gà (Bệnh viêm mũi truyền nhiễm)