Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Bệnh đầu đen trên gà (Histomoniasis)

Bệnh đầu đen có tên khoa học là Histomoniasis, do một loại đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra, bệnh xảy ra chủ yếu trên gà thả vườn giai đoạn 3–14 tuần tuổi với tỉ lệ chết lên đến 80–90%.  Bệnh gây nhiều thiệt hại vì thường chẩn đoán sai, nhầm sang bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử,.. Mặt khác, khi phát hiện ra bệnh thì dùng thuốc không đúng vì đa số các loại kháng sinh đang có trên thị trường đều không điều trị được bệnh này

1. Căn nguyên gây bệnh

Histomonas Meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái: hình trùng roi (20 – 30.103 mm), hình Amip (8 – 30.103 mm) và hình lưới hợp bào (5 –10.103 mm, có khi ở thể hợp bào kích thước lên tới 60 – 80.103 mm), tùy thuộc giai đoạn phát triển để có hình dạng tương ứng phù hợp. trong các dạng hình thái thì hình roi là phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất bởi chúng có 2 nhân (1 nhân to và 1 nhân nhỏ) từ nhân to mọc ra 4 cái roi, Histomonas chuyển động theo 2 phương thức xoắn vặn hoặc theo kiểu làn sóng.

Chu trình sinh học phát triển của H. melligridis được tóm tắt như sau: trong mô của ký chủ (gà ta và gà tây). Histomonas sinh sản theo phương thức tự nhân đôi và sinh sản mạnh nhất ở giai đoạn thể lưới hay thể hợp bào. Khi ra khỏi ký chủ thể hình roi và thể amip chỉ sống được 24 giờ, trong khi đó ở thể hình lưới chúng có thể tồn tại hàng năm trong các trứng của giun kim Heterakis gallinae, từ đây chúng theo phân gà thải ra ngoài. Điều kiện khô ráo và nhiệt độ thấp giúp cho Histomonas tồn tại lâu trong môi trường thiên nhiên ngoài cơ thể. Gà bị nhiễm bệnh khi ăn thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng giun kim H. gallinae có chứa thể hợp bào Histomonas. Histomonas có thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo, yếm khí.

2. Đặc điểm dịch tễ

Bệnh do H. Meleagridis thường xuyên nổ ra ở những cơ sở nuôi gà ta chung với gà tây, gà nuôi theo lối chăn thả tập trung (gà thả vườn). Gà ta và gà tây bị nhiễm Histomonas chủ yếu qua đường ăn uống do trong thức ăn có chứa có trứng giun kim H. gallinae (ký chủ trung gian – nguồn bệnh của bệnh Đầu đen). Bệnh thường thấy ở gà tây từ 2 tuần đến 2 – 3 tháng tuổi, ở gà ta thì chậm hơn một chút từ 3 tuần đến 3 – 4 tháng tuổi, gà lớn hơn vẫn có thể mắc bệnh. Bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm, cuối xuân, hè và đầu thu nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông ở miền bắc, mùa khô hay giao mùa ở miền nam. Bệnh ít thấy ở thủy cầm và gà hoang dã nhưng chúng lại là vật mang trùng phổ biến lây bệnh cho gà tây và gà ta. Điều kiện vệ sinh kém, giun đất và côn trùng, chim trời đều là các yếu tố truyền lây bệnh.

3. Cơ chế sinh bệnh

Qua đường miệng Histomonas nhanh chóng được giải phóng ra khỏi trứng giun kim và bám vào thành dạ dày, ruột, nhất là đoạn manh tràng và tại đây chúng bắt đầu sinh sản theo hình thức tự nhân đôi để hình thành ra các thể phân lập… Chỉ trong một thời gian rất ngắn có hàng triệu tế bào niêm mạc dạ dày và manh tràng bị phá hủy gây ra các ổ viêm loét, hoại tử rồi ngay sau đó là viêm phúc mạc cấp. Tuy nhiên trong thực tế rất ít các trường hợp chúng tôi quan sát được các biến đổi ở dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Từ các ổ loét của thành manh tràng Histomonas theo đến ký sinh trong các tế bào gan, tại đây chúng gây ra các ổ viêm xuất huyết hoại tử và phá hủy cấu trúc cũng như chức năng gan làm cho thể trạng gà nhanh chóng sa sút. Các ổ viêm loét của manh tràng và gan đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng thứ phát khác, khiến cho gà kiệt sức và chết rất nhanh.

4. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tuần tuổi và phụ thuộc rất nhiều vào nhiễm trùng thứ phát. Bệnh thể hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính.

Thể cấp tính

Các triệu chứng lâm sàng ở thể cấp này rất dữ dội. bệnh sảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dạng rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn, sốt cao 43 – 44 0C, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt, sau đó vài ngày tiêu chảy ra máu hoặc phân lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng.

Sau đó vài ngày, phân gà có dạng thỏi màu đỏ hoặc loãng trắng lờ mờ như nước vo gạo đặc. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xanh rồi chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất ở gà tây. Gần cuối giai đoạn bệnh thân nhiệt gà giảm mạnh xuống dưới mức bình thường (38 – 39 0C) nên gà cảm thấy rất lạnh. Vì vậy, cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng, nhưng những gà bệnh vẫn tìm nơi có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng đèn để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng im không cử động, đầu rúc vào nách cánh. + Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất ốm, chúng liên tục run rẩy hoặc co giật rồi chết do suy nhược cơ thể. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng kéo dài, làm cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất tỷ lệ chết rất cao 80 – 95 % nếu không được điều trị kịp thời.

Thể mãn tính

Thể mãn tính thường thấy ở gà ta, gà tây lớn tuổi với sự xuất hiện của các triệu chứng đặc trưng như đã mô tả ở phần thể cấp tính, nhưng cường độ biểu hiện yếu vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn gà lúc tốt, lúc xấu. Bệnh kéo dài 2 – 3 tuần và kết thúc gà bị chết vì suy nhược, tự nhiễm độc hoặc chết do bệnh kế phát.

5. Bệnh tích

Tập trung chủ yếu ở gan và ruột.

Các biểu hiện ở manh tràng

Có thể chỉ 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên manh tràng xuất hiện các biến đổi: lúc đầu phồng to, dài hơn. Màu sắc, độ đàn hồi, độ trơn của manh tràng bị thay đổi.

Bề mặt trong của manh tràng trở nên sần sùi, chất chứa có nhiều máu loãng như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng, sau đó chuyển sang có màu vàng xám, thành manh tràng rắn chắc. Chất chứa trong manh tràng có màu trắng vàng xanh hoặc trắng nâu đỏ do thẩm xuất chưa fibrin đóng quánh cùng các tế bào viêm khác nhau bị chết tạo nên một lõi rắn chắc màu trắng xám, vì thế người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

Niêm mạc manh tràng bị viêm loét nặng, thậm chí bị thủng và chảy chất chứa vào xoang bụng gây viêm phúc mạc nặng. Rất nhiều trường hợp 2 manh tràng dính chặt vào nhau hoặc 1 trong 2 manh tràng dính chặt vào các cơ quan nội tạng hoặc phúc mạc bụng. Càng về sau thành manh tràng càng bị viêm tăng sinh nặng lên, dày đến nỗi lòng ruột trở nên rất bé và manh tràng trở nên rắn chắc khác thường.

Các biến đổi ở gan

Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho bề mặt gan như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek. Nếu lấy chất chứa xung quanh ổ hoại tử về xét nghiệm ta sẽ thấy chúng gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào, ký sinh trùng Histomonas còn sống.

6. Chẩn đoán

Dựa vào các biểu hiện dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích để chẩn đoán bệnh. Nên kết hợp với lấy mẫu phân hoặc ổ hoại tử soi kính hiển vi để có kết quả chính xác hơn.

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Cầu Trùng, bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh do Trichomonas, bệnh lao gà…

7. Phòng và trị

Phòng

Sân vườn phải thường xuyên cuốc xới, rắc vôi bột, tẩy ký sinh trùng định kỳ trên gà.

Phải chú ý tới mật độ và các thông số nhiệt độ, ẩm độ, khí độc chuồng nuôi.

Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng (Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần, mỗi lần cho gà uống 2g/10 lít nước trong 1 – 2 h, sau đó nếu thừa thì đổ đi).

Trị

Để điều trị gà bị bệnh đầu đen cần tiến hành theo liệu trình sau:

Buổi sáng: kháng sinh INVET_BACTRIM với liều 100 g/25kg thức ăn hoặc 50l nước uống.

+ 10h – 14h: Para C với liều 3 – 4 g/1lít nước.

+ 14h – 18h: Robitol-B12 (1g/ 1lít nước) + Rovitasol (1g/2-4lít nước).

 + Buổi tối: Zyme-pro (1-2g/1lít nước).

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC