Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Bạn rất muốn có một chú chó cưng??? Bạn sắp đón “em ấy” về nhà và bạn không biết nên làm gì sau khi mang về??? Cho ăn uống như thế nào, chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ dịch bệnh đây là những điều mà tất cả chúng ta nên đọc trước khi chọn mua 1 chú chó cưng???
1. Kiểm tra sức khoẻ
Bạn nên hỏi lại tình hình sức khỏe, những thói quen và những điều đáng lưu ý về chú chó của bạn từ người chủ cũ hoặc nơi bán (nên chọn nơi bán có uy tín). Trong một vài ngày đầu, nên chọn một Bác sỹ Thú Y có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình để khám sức khoẻ tổng thể và trực tiếp tư vấn, cấp "Sổ Sức Khoẻ" có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Chuẩn bị chu đáo chỗ ở của chó: chỗ ở thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng từ 9 – 11 giờ, có chỗ ngủ, vệ sinh cố định. Cất dọn những thứ chó con có thể gặm nhai, nuốt như là đồ nhựa, sắt, thủy tinh...đặc biệt tránh xa dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa, gas, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc. Không nên để chó con ở vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang.. những nơi dễ làm chó rơi ngã.
Nếu nhà bạn đã có con vật khác như: chó, mèo...Cẩn thận cho chúng tiếp xúc, làm quen từ từ kẻo "ma cũ bắt nạt ma mới", làm chó của bạn hoảng sợ hoặc bị tấn công, tai nạn và các stress tâm lý khác.
Làm quen, đặt và gọi tên: Tùy ý thích của bạn và gia đình đặt tên có ý nghĩa, dễ phát âm để chó nhận biết. Một chút bánh quy hoặc mẩu thịt nạc chín là phần thưởng dành luyện tập các khẩu lệnh: tên gọi, "tốt", "ngoan", "giỏi", "không được", "vào đây", "đi ra"... Bạn nên đọc sách hoặc tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dạy chó.
Những đêm đầu tiên xa mẹ, xa chủ cũ chó có thể kêu sủa. Bạn hãy âu yếm vuốt ve để chó yên tâm trong vòng tay bạn. Chưa chắc mọi thành viên trong gia đình bạn đều yêu quý chó như bạn nên bạn phải thuyết phục mọi người cùng quan tâm, thông cảm cùng chăm sóc chó của bạn.
2. Cho ăn uống như thế nào?
Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng: Protein, béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên; không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ, đặc biệt không cho ăn phổi, gan bò, heo nhiều vì gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư.
Cho ăn khoảng 3 – 4 bữa/ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng, không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch, luôn đầy đủ, không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho chó ăn phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo rửa sạch hết độ kiềm sút của xà-phòng.
Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn, tiêu chảy, nghi bị bệnh, phải ngừng cho ăn, mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn. Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.
Không cho ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa của mèo, cám heo hoặc nước rác, phân người và động vật khác. Những mùi "dễ sợ" với người thường "dễ chịu" với chó. Bạn hãy cẩn thận đấy!
Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép, đệm mút sa-lông không những làm hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa của chó. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua trên thị trường những "cục xương giả", "đồ chơi" giành riêng cho chó, được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất. Hoặc bạn có thể dùng xương cẳng chân heo đã luộc chín, bỏ tủy, ngâm nước vôi trong 10 ngày, phơi sấy khô, cho chó gặm, mài răng.
Đặc biệt nên nhớ rằng không nên cho những chú cún bé ăn quá no, không nên cho uống sữa, ăn thức ăn không đảm bảo, tất cả mọi việc bạn tưởng rằng mình đang yêu chiều chúng lại vô tình giết chết chúng. Điều này càng nên chú ý khi bạn chọn nuôi 1 "em cún" nước ngoài không quen với điều kiện sống ở Việt Nam.
3. Chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ dịch bệnh?
Tiêm phòng dịch: Bạn nên nhờ Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. "Miễn dịch cơ bản" (Primary Vaccination) là khái niệm cực kỳ quan trọng với chó non. Chó 3 tháng tuổi ít nhất phải đựơc tiêm phòng miễn dịch 2 lần đối với các bệnh như: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh do Leptosrira, bệnh dại...Mỗi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong "sổ sức khoẻ" của chó.
Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: giun đũa, giun móc...Nên cho uống thuốc phòng bệnh "giun tim" từ 4 tháng tuổi.
Có thể tắm cho chó bằng nước ấm, nên dùng xà-phòng của chó phòng ngừa ve rận có bán ở các siêu thị. Sấy, lau khô lông chó ngay sau khi tắm, không để nước vào tai chó. Nên dùng bông khô ngoáy sạch tai sau tắm tránh bệnh thối tai (Viêm tai giữa rất khó chữa).
Có thể cho chó đi dạo thường xuyên trong vườn nhà. Chỉ sau khi miễn dịch đủ 2 lần sau một tháng tiêm mũi 2 mới có thể mang chó đi dạo khỏi nhà hoặc đi du lịch.
Tất cả các loại thuốc muốn dùng cho chó phải có ý kiến của Bác Sỹ Thú Y.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC