Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Bệnh NEWCASTLE (Bệnh dịch tả gà)

Bệnh còn có tên gọi là bệnh dịch tả hay bệnh rù, do virus Paramyxovirus serotype 1 (họ Paramyxovididae, loài NEWCASTLE) gây xáo trộn và bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh

-          Bệnh thường xuất hiện trên mọi lứa tuổi gà nhưng gà con là cảm thụ mạnh nhất.
-          Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan rất nhanh, tổn thất lớn. Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây nhiễm ghép với các bệnh khác và tỉ lệ chết là 100%.
1.       Sức kháng
-          Virus dễ bị phá hủy bởi các hóa chất, tác nhân vật lý như: Tia cực tím, các chất sát trùng như: Formol 5%, NaOH…
-          Ở nhiệt độ thấp 1 - 4o C virus tồn tại 3 - 6 tháng, nhiệt độ 200oC tồn tại một năm.
2.       Phương thức truyền lây
-          Virus có thể lây lan qua trứng do virus cảm nhiễm trong ống dẫn trứng, vỏ trứng bị nhiễm khi ấp hay khi đẻ, lây trực tiếp giữa gà khỏe tiếp xúc với gà bệnh hoặc mang trùng, lây gián tiếp qua môi trường cũ có mầm bệnh do chưa sát trùng kỹ.
-          Virus xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc niêm mạc, da do tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc môi trường đã nhiễm bệnh.
3.       Cách sinh bệnh
-          Thời gian ủ bệnh 2 - 15 ngày, trung bình 5 - 6 ngày.
-          Khi virus xâm nhập vào đường hô hấp, tiêu hóa, nếu nhóm virus có độc lực yếu sẽ nhân lên trong tế bào biểu mô hô hấp, tiêu hóa và ở đó khi tới có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành bệnh.
-          Đối với virus cường độc sau khi xâm nhập thì sau khi nhân lên trong hệ thống tiêu hóa và hô hấp sẽ vào máu và đến các cơ quan để gây bệnh.
4.       Triệu chứng
Bệnh diễn biến theo 3 thể.
-          Thể quá cấp tính: Bệnh tiến triển nhanh, chết trong 25-48 giờ với những biểu hiện triệu chứng chung (không rõ rệt) như: bỏ ăn, suy sụp, xù lông, gục đầu, sốt, khó thở…
-          Thể cấp tính: Bệnh xảy ra với những biểu hiện triệu chứng điển hình như: Gà ủ rũ, ăn ít sau bỏ ăn, thích uống nước, lông xù, xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ, gà tím tái, xuất huyết hay thủy thủng mồng và yếm gà, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, gà bệnh hay bị sưng diều, tiêu chảy phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh… Đối với gà đẻ trứng thì giảm đẻ rất nhiều, trứng nhỏ màu trắng nhợt, xuất huyết túi lòng đỏ. Tỷ lệ chết lên đến 100%.
-          Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch với các triệu trứng như: gà ngoẻo đầu, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, mất thăng bằng… Gà chết do xáo trộn hô hấp, thần kinh, kiệt sức rồi chết.
Hình 1: Gà chết và khi chết có biểu hiện thần kinh như liệt cánh, cổ, ngoẹo đầu…

5.       Bệnh tích
      Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết đường tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn). Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm và có nhiều bọt khí. Các bệnh tích điển hình:
-          Hoại tử trên các mảng lympho và ngã ba van hồi manh tràng, hạch amidan xuất huyết.
 
Hình 2: Xuất huyết ruột và ngả ba van hồi manh tràng
 
-          Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề) xuất huyết trên bề mặt. Lách sưng, xuất huyết có những điểm trắng hoại tử.
 
Hình 3: Dạ dày tuyến xuất huyết trên bề mặt
Hình 4: Lách sưng, xuất huyết có những điểm trắng hoại tử
 
-          Ở gà đẻ trứng: thì nang trứng trong buồng trứng bị thoái hóa mềm nhão xuất huyết.
 
Hình 5: Nang trứng sung huyết, xuất huyết, hoại tử (bên phải)
 
-          Khí quản bị viêm có dịch và xuất huyết, viêm túi khí dày đục chứa casein.
 
Hình 6: Xuất huyết khí quản
 
-          Viêm màng kết hợp với viêm mắt.
Hình 2.3: Sưng phù đầu, mắt sưng to…
6.       Phòng và trị bệnh
-          Chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chủ yếu là phòng bệnh bằng chương trình vaccin như sau:
+    Trên gà con: chủng vaccin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.
+    Trên gà giống: Giai đoạn hậu bị chủng vaccin lúc 8-10 tuần tuổi, giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ trứng chủng vaccin IMOPEST.
-          Kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung trong thức ăn nước uống các vitamin, khoáng, chất dinh dưỡng để tăng sức kháng bệnh.
-          Vệ sinh và sát trùng chuồng trại thường xuyên (3 ngày phun thuốc sát trùng một lần).
-          Kết hợp sử dụng một số kháng sinh Ampicillin, Tylosin, các loại kháng sinh thuộc nhóm Amynoglucozit như: Gentamycin, Streptomicin, Neomyci, Spectinomycin.
 
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC