Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Theo khuyến cáo của Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt heo đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Mặc dù có thể gây chết 100% đàn lợn nếu mắc phải, không có vaccine phòng bệnh, không có khái niệm chữa trị, nếu mắc bệnh chỉ còn cách tiêu hủy nhưng dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người.
Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định, bệnh dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người, nên người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm thịt lợn, ảnh hưởng đến thị trường cũng như tình hình chăn nuôi của người dân.
Bộ NNPTNT tổ chức diễn tập công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi tại Lào Cai.
Cũng theo ông Đông, cách phòng trị bệnh hiệu quả nhất là bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sinh học. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh.
Mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng.
Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.
Khi phát hiện lợn bệnh, nghi bị bệnh, KHÔNG bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh; KHÔNG ĐIỀU TRỊ vì bệnh này không điều trị được, chưa có vacine.
Không để những người bán cám, bán thuốc vào khu chuồng nuôi nếu chưa thực hiện sát trùng tiêu diệt mầm bệnh.
Như Dân Việt đã thông tin, từ đầu tháng 2.2019, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương vào cuộc tiêu hủy toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi.
Cụ thể, tổng số lợn tiêu hủy ở TP.Hưng Yên là 33 con; ổ dịch ở huyện Yên Mỹ 101 con; ổ dịch ở Thái Bình là 123 con, chủ yếu là lợn con theo mẹ, lợn choai,… Đến nay, các ổ dịch đã qua 18 ngày và không phát hiện lây lan thêm ở những hộ xung quanh.
Theo Khánh Nguyên – Báo Dân Việt