Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Bệnh viêm đa xoang – Glasser’s disease

Bệnh Glasser trên heo là một bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới và đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi nhất là từ sau khi dịch tai xanh (PRRS) hoành hành. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra cho heo trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là heo cai sữa đến 4 tháng tuổi.

 1. Nguyên nhân

- Bệnh do vi khuẩn Haemophilus parasuis (H.parasuis) (G-) gây ra.

- Vi khuẩn H.parasuis gồm có15 serovars và nhiều kiểu gien khác nhau

   + Độc lực cao: serovars 1,5,10,12,13 và 14

   + Độc lực trung bình: serovars 2, 4 và 15

   + Độc lực thấp hoặc không: 3, 6, 7, 8, 9 và 11

- Thành phần độc lực

   + Vỏ capsul

   + Lipopolysaccharides (LPS)

   + Kết bám (adhesins)

   + Các protein màng (OMP)

- Có các phản ứng chéo giữa các serovar và các chủng trong cùng serovar

2. Dịch tễ

- Vi khuẩn cơ hội khu trú ở xoang mũi.

- Yếu tố cộng hưởng như stress, PRRS, PCV2, cúm heo,... mở đường cho vi khuẩn xuất hiện và gây bệnh.

- Chủ yếu ở heo cai sữa đến 4 tháng tuổi.

- Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao ở đàn heo nhạy cảm.

   + Đàn heo nhiễm lần đầu.

   + 5 – 10% ở thực tế nhưng có thể lên đến 50%.

- Kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu giảm thấp sau khi cai sữa lúc 5 – 6 tuần tuổi.

3. Cơ chế sinh bệnh

Vi khuẩn H.parasuis có thể từ môi trường xâm nhập vào cơ thể rồi khu trú tại đường hô hấp trên của heo như xoang mũi hay hạch amidan và không gây bệnh. Cho đến khi các yếu tố như thay đổi thời tiết, di chuyển đàn, dịch PRRS, cúm heo hay circo...xuất hiện và tấn công cơ thể heo làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, từ đó vi khuẩn tăng độc lực và di chuyển vào máu đến các cơ quan đích như màng bao, các xoang trong cơ thể (màng não, màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp...). Tại đó, vi khuẩn gây tổn thương bằng các ổ viêm có chứa dịch rỉ viêm, sợi fibrin...rồi ngăn cản các cơ quan trên thực hiện chức năng sinh lý bình thường dẫn đến các hiện tượng bệnh lý như rối loạn vận động, khó thở, run, sốt...Nguy hiểm nhất khi vi khuẩn tấn công vào não và màng não gây viêm, khi đó hệ thống thần kinh trung ương của heo bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng gây chết cao và nhanh nhất.

4. Triệu chứng

Thể cấp tính:

- Sốt cao 41,5 0C.

- Lờ đờ, bỏ ăn, thở nhanh và một biểu hiện đặc trưng là ho ngắn 2 - 3 cái, hô hấp thể bụng.

- Viêm khớp, thường gặp nhiều ở khớp cổ chân à dáng đi chậm chạp, què, thường ngồi như chó.

- Một số heo có triệu chứng viêm màng não, co giật, run cơ; heo đi chậm, 2 chân sau loạng choạng và hay ngã sang 1 bên.

- Heo bệnh chết sau 2 – 5 ngày.

 

Trường hợp viêm màng não, heo nằm với biểu hiện thần kinh (co giãn đồng tử mắt và mở rộng các chi, uốn người ra sau)

 

Viêm sưng các khớp

Thể mãn tính:

- Heo bệnh thường nhợt nhạt và phát triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10 – 15%. Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Cần loại heo bị bệnh mãn tính vì điều trị không có hiệu quả.

5. Bệnh tích

- Viêm thanh dịch có tơ sợi huyết ở màng bao khớp, màng phổi, màng bao tim, phúc mạc, màng não,.... Những bệnh tích này có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng lẻ.

- Viêm phổi dính sườn, khớp có dịch vàng, não có dịch tiết chứa mủ và sợi tơ huyết. Viêm não có mủ cũng thường xảy ra.

- Trong trường hợp heo chết dạng mãn tính thường gặp kết dính sợi huyết: viêm ngoại tâm có sợi huyết cùng biểu hiện suy tim, lớn tim, thủy thủng phổi, lớn gan và xoang bụng chứa nhiều dịch.

 

Viêm khớp chứa nhiều dịch viêm đục

 

Viêm màng ngoài cơ quan nội tạng

 

Viêm màng phổi mủ sợi huyết

 

Viêm màng bao tim

6. Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kì phun thuốc sát trùng chuồng trại.

- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.

- Vaccine

+ Tiêm vaccine cho heo nái (có thể tiêm phòng 4 và 2 tuần trước khi đẻ).

+ Miễn dịch thụ động phòng nhiễm sớm cho heo con theo mẹ (≤ 3 tuần).

- Điều chỉnh lại tiểu khí hậu chuồng nuôi như giảm mật độ nuôi, tăng thông thoáng chuồng nuôi, lưu ý khi vận chuyển heo, giảm các yếu tố gây stress, kiểm soát tốt PRRS, circo, cúm heo,...

7. Trị bệnh

Cần điều trị sớm, tiêm kháng sinh với liều cao để thuốc nhanh chóng thấm vào màng não và dịch các mô. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh : Tulathromycin, Ceftiofur, Florfenicol, Tilmicosin, Doxycyclin.

Sau thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh cần bổ sung men tiêu hoá 2 – 3 ngày để tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.

Kết luận

Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật xét nghiệm phân tử PCR, bệnh viêm đa xoang không chỉ do vi khuẩn H.parasuis gây ra mà còn do nhiều nguyên nhân khác như Mycoplasma hyorhinis, Streptococcus suis. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp cho việc lựa chọn kháng sinh điều trị đạt kết quả tốt và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn heo.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc