Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi
Ảnh hưởng của Nutrase Xyla trong khẩu phần năng lượng thấp lên năng suất tăng trưởng và mức dinh dưỡng sẵn có trong khẩu phần với nguyên liệu chính là bắp hoặc bắp – lúa mì ở giai đoạn vỗ béo heo.

Trường đại học Dankook – Trung tâm nghiên cứu heo, Cheonan, Hàn Quốc.

 1. Giới thiệu:

Enzyme NSP (Non starch polysarcharide) từ lâu đã được sử rộng rãi trong khẩu phần với nguyên liệu chính là lúa mì cho gia cầm, nhưng trong khẩu phần heo thì ít được đề cập đến.

Một số nghiên cứu ở trường đại học và mô hình thực nghiệm đã chứng minh sự hiện diện của enzyme trong khẩu phần làm tăng giá trị dinh dưỡng, giảm dưỡng chất thải ra môi trường, cải thiện năng suất và lợi nhuận trong quá trình nuôi heo công nghiệp.

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme Nutrase Xyla với hoạt chất chính là endo-xylanase được chiết xuất từ vi khuẩn trong khẩu phần heo giai đoạn tăng trưởng và vỗ béo.

2. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành trên 144 con heo, với trọng lượng ban đầu 20kg/con, theo dõi trong 16 tuần.

144 con heo (20 kg/con) được chia theo trọng lượng ra làm 3 nghiệm thức (NT), mỗi NT lặp lại 12 lần (tức là có 4 con/chuồng và 12 chuồng/ NT).

 2.1. Khẩu phần thí nghiệm:

Mỗi một giai đoạn heo được thí nghệm với 3 khẩu phần khác nhau, được tổ hợp công thức chi tiết ở bảng 1:

- Khẩu phần 1 (NT1): Được tính toán dựa trên khẩu phần nuôi heo công nghiệp chuẩn ở Hàn Quốc với nguyên liệu chính là bắp, bột đâu nành và một ít lúa mì.

- Khẩu phần 2 (NT2): Được tính toán dựa trên công thức chuẩn sao cho năng lượng thuần NEpig  tăng thêm 33,8 kcal/kg thức ăn bằng việc bổ sung Nutrase Xyla.

- Khẩu phần 3 (NT3): Khẩu phần năng lượng thấp. Một phần lớn bắp, bột đậu nành và mỡ được thay thế bởi lúa mì, ngọn lúa mì và DDGS với việc bổ sung Nutrase Xyla.

   

Bảng 1: Thành phần chính trong khẩu phần (%). Mức năng lượng và chi phí thức ăn tương đối (%)

 

Thức ăn ở giai đoạn đầu (0-6 tuần)

Thức ăn ở giai đoạn tăng trưởng (7-12 tuần)

Thức ăn ở giađoạn vỗ béo (12-16 tuần)

 

FEED1

FEED2

FEED3

FEED1

FEED2

FEED3

FEED1

FEED2

FEED3

Bắp

45.50

40.00

30.00

50.58

51.67

40.00

53.32

54.11

30.00

Bột đậu nành

27.60

25.84

23.53

25.40

25.20

12.61

21.10

21.00

8.33

Lúa mì

15.27

18.13

31.53

10.00

10.43

22.37

10.00

10.34

30.00

Ngọn lúa mì

-

5.00

5.00

-

-

14.2

-

-

15.00

Đậu nành rang

3.00

3.00

-

-

-

-

-

-

-

M

3.00

2.97

2.32

3.90

2.97

1.10

3.20

2.38

1.28

Mật đường

2.00

2.00

2.00

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

3.06

DDGS

-

-

3.00

3.00

3.00

3.00

5.00

5.00

3.00

Bột dầu cải

-

-

-

1.00

1.00

2.00

2.00

2.00

5.00

Củ cải đường

-

-

-

-

-

2.00

-

-

2.00

Premix

3.63

3.05

2.61

3.12

2.72

2.20

2.38

2.16

2.22

Dinh dưỡng và mức năng lượng

                 

NEheo(kcal/kg)

2414

2413

2334

2445

2444

2284

2426

2425

2234

Đạm thô

19.16

19.31

18.4

19.09

19.13

16

18.09

18.15

15.5

Lysine tiêu hóa

1.058

1.058

0.950

0.942

0.957

0.790

0.788

0.805

0.690

Ca

0.880

0.775

0.700

0.893

0.739

0.560

0.729

0.645

0.560

Phốt pho tiêu hóa

0.368

0.375

0.350

0.332

0.333

0.300

0.282

0.283

0.280

Chi phí thức ăn

                 

Chi phí thức ăn tương đối

100

98

89

100

99

87

100

99

87

 

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Mỗi heo thí nghiệm đều được cân trọng lượng (TL) và ghi lại lượng thức ăn sử dụng tại lúc bắt đầu, sau 6 tuần (TL xấp xỉ 40kg), sau 12 tuần (TL xấp xỉ 75 kg) và sau 16  tuần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Trọng lượng heo kết thúc thí nghiệm đạt TL xấp xỉ 110 kg.

Tốc độ tăng trưởng ngày (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính toán từ những số liệu thu thập và được trình bày ở phần kết quả thí nghiệm.

2.3. Nghiệm thức thí nghiệm:

  

Bảng 2: Nghiệm thức thí nghiệm

STT

Khẩu phần

Enzyme

Hàm lượng

1

FEED 1 (đối chứng dương tính)

-

0

2

FEED 2

Nutrase xyla

100 ppm

3

FEED 3

Nutrase xyla

       100 ppm

 

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng lên chỉ tiêu tăng trưởng

Bảng 3 và biểu đồ 1 đã thể hiện kết quả có được cho cả 3 nhóm NT liên quan đến chỉ tiêu tăng trưởng.

a. NT1 so với NT2:

- Bổ sung vào NT2 Nutrase Xyla với nồng độ 100ppm. Kết quả cho thấy sự cải thiện ADG và FCR so với NT1 trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Điều này có thể kết luận rằng hiệu quả của Nutrase Xyla cao hơn ước tính ban đầu khi xây dựng khẩu phần với NEpig tăng thêm 33,8 kcal/kg thức ăn.

- Khẩu phần ở giai đoạn bắt đầu (0 - 6 tuần), bổ sung Nutrase Xyla làm cải thiện năng suất. Mặc dù một phần bắp và bột đậu nành được thay thế bởi ngọn lúa mì và giảm lượng mỡ sử dụng.

- Khẩu phần thay thế mỡ bởi bắp ở giai đoạn tăng trưởng (7 – 12 tuần) và vỗ béo (12 – 16 tuần), kết quả ADG và FCR đã được cải thiện với việc bổ sung Nutrase Xyla.

- Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, bổ sung Nutrase Xyla trong những khẩu phần công thức được tổ hợp lại cho kết quả ADG cao hơn 2,6%và FCR tốt hơn 2,4%.

 b. NT1 so với NT3:

- Phân tích kết quả có được ở NT1 và NT3 cho thấy thay thế lượng lớn bắp, bột đậu nành và mỡ bởi lúa mì, ngọn lúa mì, bột dầu cải và củ cải đường đã giảm chi phí thức ăn lên đến 13%.

- Bổ sung vào enzyme Nutrase Xyla với nồng độ 100ppm đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của lúa mì thậm chí lên đến một mức độ vượt giá trị dinh dưỡng bắp. FCR được cải thiện 3,3% và ADG tăng 2,7%.

- Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, bổ sung Nutrase Xyla trong khẩu phần công thức được tổ hợp lại với mức năng lượng và dinh dưỡng thấp đã làm cải thiện nhẹ 1% ADG và gần 0,8% FCR.

 

Bảng 3: Kết quả các chỉ tiêu tăng trưởng

 

Feed 1 (NT1)

Feed 2 + 100ppm Nutrase Xyla (NT2)

Feed 3 + 100 ppm Nutrase Xyla (NT3)

0-6 tuần

     

ADG (g)

662

689

677

ADFI (g)

1452

1471

1500

FCR

2.193

2.135

2.216

6-12 tuần

     

ADG (g)

872

890

878

ADFI (g)

2228

2222

2215

FCR

2.555

2.497

2.523

12-16 tuần

     

ADG (g)

935

953

937

ADFI (g)

2961

2957

2924

FCR

3.167

3.103

3.121

Toàn giai đoạn

     

ADG (g)

809

830

817

ADFI (g)

2120

2124

2124

FCR

2.647

2.584

2.625

 

Biểu đồ 1: Kết quả thử nghiệm ADG và FCR

3.2. Ảnh hưởng lên chất lượng thịt:

Bảng 4 trình bày ảnh hưởng của những NT khác nhau lên chất lượng thịt và được đề cập đến theo những hướng sau đây:

- Sự tăng lên không đáng kể diện tích cơ thăn được quan sát trong cả 2 NT có bổ sung Nutrase Xyla.

- NT3 với khẩu phần năng lượng thấp nhưng với việc bổ sung Nutrase Xyla cũng làm tăng đáng kể khả năng giữ nước của thịt.

- Màu sắc thịt: cơ thịt có màu sáng (L*) và vàng (b*) tăng không đáng kể, trong khi đó cơ thịt có màu đỏ (a*) lại tăng một cách đáng kể ở cả 2 NT bổ sung Nutrase Xyla.

- Ở NT2 chỉ số mất nước sau chế biến giảm không đáng kể so với NT1, trong khi đó chỉ số mất nước sau chế biến lại giảm nhiều ở NT3 và điều này phù hợp với kết luận tăng khả năng giữ nước của NT này.

- Đánh giá cảm quan: NT2 có cải thiện về màu sắc, vân mỡ, độ mềm của thịt so với NT1. Ở NT3 mặc dù không rõ rệt nhưng xu hướng vẫn được thể hiện.

- Độ rỉ dịch hạn chế một cách đáng kể ở NT2 so với NT1 với việc bổ sung Nutrase Xyla và được quan sát thấy rõ rệt ở NT3 với khẩu phần năng lượng thấp có bổ sung Nutrase Xyla.

Bảng 4: Ảnh hưởng lên chất lượng thịt

 

Feed 1(NT1)

Feed 2 + 100ppm Nutrase xyla (NT2)

Feed 3 + 100 ppm Nutrase xyla (NT3)

pH

5.50

5.50

5.49

Phần cơ thăn (cm2)

48.03

49.14

48.79

Khả năng giữ nước (%)

55.45

55.26

62.39

Màu sắc cơ thịt

 

 

 

L*, lightness

55.44

56.69

56.37

a*, redness

17.69b

18.97a

19.02a

b*, yellowness

9.79

10.01

10.74

Mất nước sau chế biến (%)

25.99

25.19

23.07

Đánh giá cảm quan

 

 

 

Màu sắc

1.44

1.53

1.47

Vân m

1.32

1.47

1.33

Săn chắc

1.64

1.56

1.53

Rỉ dịch  (%)

 

 

 

d 1

7.71

5.29

6.87

d 3

14.47

8.11

11.52

d 5

17.78

10.59

14.66

d 7

20.78

13.22b

16.69ab

  

Phòng kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc (Lược dịch)