Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi
Phương pháp xác định đạm thủy phân bị trộn lẫn đậu nành

Phương pháp lọc đơn giản có thể định rõ tổng số protein không tan (đậu nành) đã được sử dụng như là chất mang trong hỗn hợp peptone dễ tan (DPS 50rd).

 Mục đích

Nhằm xác định số lượng chất mang protein có nguồn gốc đậu nành hiện diện trong những sản phẩm cạnh tranh mà luôn muốn quả quyết như là một sản phẩm tương tự như DPS 50rd. Một phương pháp lọc đơn giản được tiến hành để định rõ tổng số protein không tan đã được sử dụng làm vai trò là một chất mang cho dịch chiết nhầy peptone dễ tan.

Quy trình

100 ml nước cất ở 100 độ C được sử dụng để hòa tan 1 gram DPS 50rd hoặc1 gram sản phẩm cạnh tranh. Sản phẩm sau đó được lọc qua phin lọc cà phê đã được làm khô và cân nặng trước đó. Chất lọc và phin lọc sẽ lại được làm khô và cân lần nữa sau đó. Phần trọng lượng bã tồn lưu có trong phin lọc (chất được lọc) sẽ được tách ra ở dạng chất cặn khô mang đem cân để xác định số lượng chất mang (protein không tan).

Tóm lược

Kết quả cho thấy mẫu của sản phẩm cạnh tranh có chứa đến 50 - 60% chất mang protein đậu nành trong khi DPS 50rd chỉ chứa 3 - 4% chất mang protein đậu nành. Điều này dẫn đến kết quả là mẫu của sản phẩm cạnh tranh chỉ chứa 40 - 50% peptone so với DPS 50rd chứa đến 96 - 97% peptone. Sự khác nhau về giá giữa hai sản phẩm rõ ràng là không thể tồn tại sự so sánh bởi do nồng độ hiện diện khác nhau của tỷ lệ peptone và chất mang protein đậu nành.

DPS hòa tan trong nước nóng, lưu ý về sự tinh khiết của dung dịch (không có các hạt nổi lơ lửng)

DPS 50rd được lọc qua phin lọc cà phê

Mã mẫu

Trọng lượng giấy sấy khô (g)

Trọng lượng mẫu ban đầu (g)

Trọng lượng mẫu sấy khô (g)

Trọng lượng giấy và cặn sấy khô (g)

Trọng lượng cặn (g)

Trọng lượng cặn trung bình (g)

% lượng cặn không tan

P2A

0,901

1,000

0,900

1,371

0,470

0,467

51,85%

P2B

0,898

1,000

0,900

1,405

0,507

 

 

P2C

0,897

1,000

0,900

1,320

0,423

 

 

DPS 50rd 1B

0,870

1,000

0,920

0,897

0,027

0,029

3,10%

DPS 50rd 1C

0,912

1,000

0,920

0,942

0,030

 

 

Số liệu trên được lấy từ thí nghiệm thực tế khi đó giấy lọc được sấy khô và cân kiểm tra. Các mẫu được hòa tan, lọc, sau đó thực hiện sấy khô và cân để xác định phần trăm chất mang hiện diện trong mẫu. Sản phẩm giống DPS chứa đến 51% thành phần không tan (bột đậu nành) trong khi DPS 50rd chỉ chứa 3,10% chất mang. Sẽ xuất hiện nhiều protein có tính kết dính hơn nếu có nhiều protein thủy phân hơn được cung cấp (điều này được thể hiện qua tính chất đông vón của sản phẩm, xin hãy lưu ý rằng các sản phẩm cạnh tranh không có kết quả đông vón bởi vì các sản phẩm này đã bị pha loãng với 51% bột đậu nành): trong điều kiện ngoài không khí, có thể cảm nhận sự kết dính của DPS 50rd bởi sự cầm nắm bằng hai ngón tay (do sự hiện diện đa số của peptone protein thủy phân), trong khi điều này rất ít được cảm nhận hoặc hầu như không có từ các sản phẩm cạnh tranh (do đa số là protein đậu nành)

Mẫu của sản phẩm cạnh tranh giống DPS (xin chú ý đến các hạt nổi lơ lửng trong dung dịch)

Mẫu của sản phẩm cạnh tranh giống DPS 50rd được lọc qua một phin lọc cà phê (những phần hạt còn tồn đọng lại trên màng lọc là không tan trong nước, và bởi vậy đó không phải là peptone)

Các sản phẩm cạnh tranh thiếu hoặc không có công nghệ để được sản xuất ở một mức độ thấp của sự hiện diện chất mang, đó là lý do tại sao protein đậu nành được sử dụng nhiều nhất để làm chất mang.

Mã mẫu

Trọng lượng giấy sấy khô (g)

Trọng lượng mẫu ban đầu (g)

Trọng lượng mẫu sấy khô (g)

Trọng lượng giấy và chất cặn sấykhô (g)

Trọng lượng chất cặn (g)

Trọng lượng chất cặn trung bình (g)

% lượng cặn không tan

DPS 50rd 1A

0,863

1,000

0,920

0,894

0,031

0,033

3,59%

DPS 50rd 1B

0,919

1,000

0,920

0,954

0,035

 

 

P2A

0,882

1,000

0,900

1,444

0,562

0,561

62,58%

P2B

0,894

1,000

0,900

1,453

0,559

 

 

 Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc

Nguồn: Technical bulletin #51. http://www.nfprotein.com/research.html