Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Chăn nuôi gà hiện nay đang được mở rộng ở nhiều khu vực, đồng thời thức ăn của gà cũng đã rất đa dạng, cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên chính vì điều đó cũng dẫn đến việc phân thải ra có mùi hôi hơn, khó kiểm soát hơn. Việc kiểm soát chất lượng và tình trạng của hỗn hợp phân gà ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vì thế quản lý tốt hỗn hợp phân gà là chìa khóa góp phần thành công trong quản lý chăn nuôi và rất cần thiết để cung cấp môi trường ổn định cho đàn gà thịt phát triển...
Hỗn hợp phân bao phủ sàn chuồng nuôi gà bao gồm: chất độn chuồng, phân gà, lông gà, thức ăn rơi vãi và nước. Sau một thời gian gà được thả nuôi, hỗn hợp này sẽ trở nên xấu đi đồng thời ẩm độ tăng cao, tạo môi trường cho vi khuẩn và côn trùng phát triển, đặc biệt là ruồi. Phân gà bị ướt cũng làm gia tăng hàm lượng khí NH3 trong chuồng nuôi, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi rõ rệt. Việc duy trì hỗn hợp phân gà ở tình trạng khô tơi là cực kỳ quan trọng. Vì thế cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến ẩm độ trong hỗn hợp phân gà, quan trọng nhất là ẩm độ từ phân gà thải ra. Phân ướt sẽ là nguyên nhân chính trong viêc tạo ra hỗn hợp phân gà ướt và chất lượng nền chuồng nuôi kém.
Hình 1: Phân ướt ở chuồng nuôi hở
Vai trò của hỗn hợp phân tốt như sau:
· Hấp thụ ẩm độ từ phân gà và nước rơi vãi từ máng uống.
· Hòa lẫn phân gà mới thải, hạn chế gà tiếp xúc trực tiếp với phân.
· Ðóng vai trò như là tấm nệm, ngăn cho gà không bị lạnh do tiếp xúc trực tiếp với sàn nuôi.
· Gia tăng mức độ khô ráo chuồng nuôi
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng phân gà:
1. Yếu tố dinh dưỡng
- Hàm lượng khoáng K, Na, Mg và Cl trong thức ăn hoặc trong nước uống cao sẽ kích thích gà uống nước, vì thế lượng nước bài thải theo phân cũng tăng lên, gây tình trạng phân ướt. Trong khẩu phần thức ăn gà có chứa nhiều muối cũng gây nên tình trạng gà uống nhiều nước và gây tiêu chảy.
-> Giải pháp của công ty TNHH Nhân Lộc: Cần tối ưu hàm lượng khoáng (Na, Mg, Sulfat) và hàm lượng muối ở mức chuẩn sẽ giảm thiểu tình trạng gà uống nhiều nước. Chất lượng nước nên kiểm tra định kỳ, đặc biệt kiểm tra hàm lượng khoáng trong nước.
- Thức ăn có hàm lượng Arabinoxylan (AX là thành phần chủ yếu của NSP – Chất đa đường không phải tinh bột) cao nhưng gà không có enzyme để phân cắt được chất này, đồng thời một số NSP tan trong nước đã làm gia tăng mức độ nhớt trong đường ruột từ đó làm giảm chức năng đường ruột. Khẩu phần nhiều AX kích thích gà uống nước nhiều và gây ra hiện tượng phân ướt.
-> Giải pháp của công ty TNHH Nhân Lộc: Nutrase Xyla được chiết xuất từ nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn nên chứa hỗn hợp Endo và Exo – xylanase có thể phân cắt chuỗi AX tốt hơn, giảm độ nhớt trong đường ruột và giải phóng chất dinh dưỡng nhanh hơn.
2. Chất lượng thức ăn
Thực liệu hoặc thức ăn bị nhiễm nấm mốc sẽ tăng guy cơ độc tố nấm mốc trong thức ăn. Có nhiều loại độc tố nấm mốc khác nhau, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Aflatoxin và T-2, vì hai độc tố nấm mốc này tác động trực tiếp vào đường tiêu hóa và gây tình trạng phân uớt trên gà. Còn Ochratoxin type A, Citrinin và Oosporin ảnh hưởng đến tiết niệu gây tình trạng gia tăng bài thải qua phân gà. Chất hấp thụ độc tố nấm mốc có phổ hấp thụ rộng rất cần thiết, giúp hạn chế tác hại của độc tố nấm mốc và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường tiêu hóa trên gà.
-> Giải pháp của công ty TNHH Nhân Lộc: Free-Tox là chất hấp thụ độc tố nấm mốc có phổ hấp thụ rộng với thành phần gồm: Các khoáng đất sét có hoạt hóa acid, Clinoptilolite, các sản phẩm từ nấm men, acid hữu cơ và muối… giúp hấp thụ độc tố nấm mốc hiệu quả.
3. Tình trạng nhiễm mầm bệnh
Rất nhiều bệnh trên gia cầm gây tiêu chảy qua 2 cách: Trước tiên, mầm bệnh gây kích ứng ruột và gây tiêu chảy. Sau khi nhiễm bệnh gà ăn ít và uống nhiều nước hơn, đây cũng là nguyên nhân gây phân ướt.
· Nhiễm cầu trùng gây tổn hại đường ruột và tiêu chảy. Thuốc trị cầu trùng được bổ sung vào thức ăn sẽ giúp hạn chế được bệnh là nguyên nhân gây tình trạng viêm ruột hoại tử và tiêu chảy.
· Bệnh virus như Reovirus và Adenovirus là nguyên nhân gây tiêu chảy đồng thời làm hấp thu dưỡng chất kém, hậu quả là gà bị tiêu chảy.
· Tiêu chảy trên do vi khuẩn E.coli và sprirochaetes Camphylobacter jejuni.
Hình2: Phân gà khô và ở hình dạng tốt
Hình 3: Phân gà uớt và dính, nhiều chất nhầy và thức ăn chưa tiêu hóa, biểu hiện của viêm ruột
-> Giải pháp của công ty TNHH Nhân Lộc: Y-Mos & Y-Mune là thành phần bổ sung thức ăn đạt chất lượng tối ưu trong việc cải thiện năng suất vật nuôi bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch kết gắn với ruột thông qua việc hỗ trợ hàng rào bảo vệ ruột non. Y-Mos & Y-Mune được sản xuất từ vách tế bào sống của Saccharomyces cerevisiae có chứa Beta-Glucan và Mannan oligosaccharide, cả hai thành phần này đều có chức năng thúc đẩy sức khỏe đường ruột:
- Beta-Glucan điều chỉnh hệ thống miễn dịch gắn kết với ruột
- Mannan oligosaccharide ức chế quá trình liên kết của các mầm bệnh lên tế bào biểu mô ruột.
4. Công tác quản lý
· Thời tiết là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng và tình trạng hỗn hợp phân gà. Nên quản lý tốt nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi vì hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng nước mà gà uống vào và độ ẩm trong hỗn hợp phân gà.
· Ðiều kiện của hệ thống máng uống phải được kiểm tra thường xuyên, tránh tình trạng rò rỉ, thất thoát, nhằm hạn chế tình trạng phân uớt từ những nguyên nhân này.
· Mật độ nuôi gà cũng ảnh hưởng đến tình trạng phân gà và sức khỏe đàn gà.
· Hỗn hợp chọn làm chất độn chuồng cũng rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hỗn hợp phân gà. Các yếu tố cần chú ý: không độc tính, dễ hấp thụ nước khi cần thiết và giúp nước dễ bay hơi để hỗn hợp phân gà luôn ở tình trạng tơi khô.
Những lưu ý trong kiểm soát chất lượng phân gà:
- Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp, gà uống nước nhiều (1.75 đến 2 lần) so với thức ăn. Do vậy hệ thống thông thoáng phải được thiết kế và vận hành đúng cách, để mức độ thông thoáng khí tốt, duy trì ẩm độ lý tưởng của hỗn hợp phân ở mức 25%.
- Những chỗ hỗn hợp phân gà và chất độn chuồng đóng bánh hoặc ướt cần được thay chất đồn chuồng mới ngay.
- Kiểm tra thường xuyên hệ thống máng uống nước, hạn chế rò rỉ.
- Chất độn chuồng gần khu vực máng ăn và máng uống nên thay thường xuyên, giúp hỗn hợp phân gà luôn ở trạng thái khô ráo.
- Áp dụng biện pháp xử lí nền chuồng cho thông thoáng sạch sẽ để đàn gà khỏe mạnh lớn nhanh: sau khi xuất bán lứa gà đầu tiên, cần tiến hành cải tạo lại nền chuồng bằng cách cào hết lớp phân trên bề mặt sâu khoảng 10cm, sau đó tưới nước trên nền cho ẩm khoảng 4 – 5 ngày rồi tiến hành rải vôi đều lên bề mặt nền để vôi ngấm vào đất khoảng 3 ngày cho sát khuẩn các mầm bệnh. Sau đó tiến hành tưới đẫm nước lại một lần nữa cho rút hết lượng vôi xuống nền rồi dùng thuốc sát trùng phun đều trên nền đất, để nền trống khoảng thời gian 20 ngày sau mới phủ lại nền bằng chất độn chuồng cho bằng phẳng.
Kết luận
Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi và chống dịch bệnh xảy ra, việc kiểm soát chất lượng và tình trạng của hỗn hợp phân gà cần được chú trọng vì đây là một yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong chăn nuôi.
Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc
Tài liệu tham khảo: Poultry On farm management team
Những tin khác:
- [THÚ Y] Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis)
- [THÚ Y] Bệnh đầu đen trên gà (Histomoniasis)
- CATALYST - THỨC ĂN BỔ SUNG ACID AMIN THIẾT YẾU CHO GIA CẦM, THỦY CẦM
- AVENGER TORNADO - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO CHIẾN KÊ
- [THÚ Y] Phương pháp giúp làm giảm tỷ lệ bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt
- [CHĂN NUÔI] Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trên gà thịt
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 2) – Chẩn đoán và điều trị
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 1) – Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh
- [THÚ Y] Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà – Necrotic Enteritis Clostridum Perfingens
- [CHĂN NUÔI] Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp