Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Nuôi trồng Thủy sản
Bệnh vàng da, vàng kỳ trên cá tra

Vấn đề dịch bệnh là một trong những trở ngại lớn cho quá trình thâm canh hóa cá tra. Bên cạnh các bệnh thường gặp phổ biến như gan thận mũ, xuất huyết, gạo, trắng gan trắng mang...thì bệnh vàng da, vàng kỳ xuất hiện gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thịt fillet.

 

  Hình 1: Cá tra bị vàng da, vàng kỳ (Nguồn: http://www.huonggiangagritech.com/)

Nếu như trước đây bệnh vàng da, vàng kỳ trên cá tra được biết đến do ăn thức ăn chứa nhiều sắc tố gây vàng, môi trường nước dơ, nhiều tảo lam thì hiện nay bệnh này đang được nghiên cứu sâu hơn với nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do quá trình nuôi sử dụng quá nhiều kháng sinh gây tích lũy trên gan, ký sinh trùng ký sinh gây tắt mật, độc tố nấm mốc trên thức ăn và tiếp tục được nghiên cứu thêm nữa.

1. Thời điểm xuất hiện bệnh:

Bệnh vàng da, vàng kỳ trên cá tra thường xuất hiện cao điểm vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 đến tháng 7 nhưng rộ nhất vào cuối màu nước đổ và các tháng trời lạnh (Trần Anh Dũng, 2006).

Xuất hiện ở mọi giai đoạn cá nhưng thường thấy ở cá 300-800 gam.

 2. Nguyên nhân:

- Con giống:

Có thể do con giống trong quá trình ương nuôi đã dùng quá nhiều kháng sinh-----> ảnh hưởng đến hệ thống gan mật (phải lọc thải quá nhiều) nên quá trình chuyển hóa về sau không được bình thường----> vàng da, vàng kỳ.

- Bệnh

Do trong quá trình nuôi không xổ giun sán định kỳ----> giun sán tạo kén ở gan và cuống mật-----> cá bị tắt mật-----> vàng da, vàng kỳ.

Trong quá trình nuôi cá thường mắc các bệnh xuất huyết, gan thận mũ...---->quá trình điều trị bệnh kéo dài hoặc lập đi lập lại-----> chức năng chuyển hóa của gan kém, gan chai cứng-----> vàng da, vàng kỳ.

- Môi trường

Môi trường nuôi kém, không được quản lý tốt như mật độ cao, thiếu O2, ô nhiễm hữu cơ , tảo lam phát triển dày đặc, khí độc NH3, H2S, NO2 tích tụ nền đáy nhiều-----> thịt cá chuyển vàng.

- Thức ăn 

Thức ăn chứa nhiều sắc tố gây vàng---->thịt cá vàng. Ngoài ra việc cá ăn thường xuyên nguồn thức ăn không được bảo quản tốt, nhiễm độc tố nấm mốc---->hư hại hệ thống gan, thận (Do phải thường xuyên đào thải độc tố)----->vàng da, vàng kỳ.

3. Dấu hiệu bệnh tích

* Dấu hiệu bên ngoài:

- Cá bơi lội lờ đờ trên mặt nước, không định hướng, phản ứng chậm với tiếng động, nổi đầu vào buổi sáng và giảm ăn.

- Cá thường chết nhiều vào buổi sáng

- Mang tái nhạt, tơ mang bị tưa

- Toàn thân cá có màu vàng nghệ, nhất là các vây, phần đầu và lườn bụng.

Hình 2: Dấu hiệu bên ngoài cá tra bị vàng (Nguồn từ UV-Việt Nam)

*Dấu hiệu bên trong:

- Xoang bụng có dịch vàng, mỡ màu vàng

- Gan vàng nâu đến xanh, sưng to, chai cứng

- Túi mật phình to kéo dài chứa dịch mật màu xanh đen, dịch mật lợn cợn, tắt mật, có giun kén ký sinh bên trong cuống mật, túi mật

 

Hình 3: Biểu hiện Gan, túi mật của cá bị vàng ((Nguồn từ UV-Việt Nam)

- Thận thường sưng to, mềm nhũn, xung huyết

- Tỳ tạng sưng to và đen sậm

- Ruột không chứa thức ăn, có dịch vàng mùi hôi

- Thịt cá từ vàng nhạt tới vàng đậm.

 

Hình 4: Dấu hiệu bên trong cá tra bị vàng (Nguồn từ UV-Việt Nam)

4. Hậu quả:

- Cá bệnh vàng da, số lượng tế bào hồng cầu là 0,31 x 106 tế bào/mm3 giảm còn 10-20% so với cá khỏe 1,69 x 106 tế bào/mm3 (Đặng Thụy Mai Thy, 2011). dẫn đến khả năng lấy ôxy kém, sức đề kháng giảm làm cá dễ nhiễm bệnh khác, chết hàng loạt và nhanh chóng.

- Hiện nay bệnh vàng da, vàng kỳ thường bội nhiễm thêm gan thận mũ, xuất huyết, gạo gây khó khăn trong công tác điều trị, gây chết hàng loạt, thiệt hại kinh tế cao.

- Tốc độ lan truyền bệnh nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả lớn:

+ Tỉ lệ hao hụt 50%

+ Giảm chất lượng thịt

+ FCR tăng cao

+ Thời gian nuôi kéo dài

+ Chi phí nuôi tăng.

5. Phòng bệnh:

Bệnh vàng da, vàng kỳ trên cá tra hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thương phẩm khi xuất bán mà còn gây thiệt hại lớn với tỉ lệ chết cao. Do đó, việc phòng bệnh cần được ưu tiên thực hiện:

- Cải tạo ao nuôi thật kĩ trước khi thả cá nuôi tránh mầm bệnh còn xót lại dưới đáy ao. Khi cải tạo ao phải khử trùng bằng vôi nung CaO liều cao, phơi đáy ao 3-7 ngày.

- Cá giống trước khi thả nuôi phải mổ thâm khám kiểm tra nội tạng, cá khỏe mạnh thì mới tiến hành thả nuôi. Trong quá trình ương nuôi cá giống khi cá bệnh cần chẩn đoán đúng bệnh, làm kháng sinh đồ sử dụng kháng sinh đúng liều liệu trình, tránh sử dụng kháng sinh tràn lan gây hư hại hệ thống gan, mật...về sau.

- Hút bùn đáy ao định kỳ 2 tháng/lần đối với cá dưới 300g/con và 1 tháng/lần đối với cá trên 300g/con. Sau mỗi lần hút bùn đáy ao cần kết hợp xử lý nước cho nước ao trong trở lại.

- Mổ khám cá định kì để kịp thời phát hiện cá có biểu hiện bất thường, định kì tẩy giun sán cho cá nuôi theo đúng loại thuốc, liều lượng và liệu trình. Cần bổ sung Sorbitol và Vitamin C thường xuyên vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, bỗ trợ giải độc gan khi môi trường thay đổi, sau mỗi lần điều trị bệnh.

- Vào những ngày trời se lạnh hay môi trường xấu thì cần giảm lượng cho ăn và cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt và tầng đáy (lúc trời đứng bóng về chiều).

- Thực hiện lắng, lọc và xử lý nước cấp để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi theo ngày đêm, thay 10-15% thể tích nước trong ao mỗi ngày.

- Không nên nuôi cá với mật độ quá dày (tốt nhất từ 20 30con/m2), trong trường hợp cá nuôi bị bệnh, phải chẩn đoán đúng tác nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp, không được tùy tiện sử dụng kháng sinh và các hoá chất, nhất là những loại nằm trong danh mục cấm hoặc hạn chế sử dụng mà Nhà nước đã qui định.

- Định kỳ 10-15 ngày, để phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, dùng vôi nông nghiệp hòa nước và tạt đều khắp ao. Với xu hướng hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng các hoá chất độc hại, thì việc dùng muối ăn (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3) để phòng ngừa bệnh cho cá tra nuôi được khuyên dùng là an toàn và hiệu quả nhất.

- Định kỳ 1 lần/tháng lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy hoá, mầm bệnh trong ao xử lý nước cấp, ao nuôi và lấy mẫu cá (cá bệnh, cá yếu) để xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

6. Kết luận:

Bệnh vàng da, vàng kỳ trên cá tra hiện nay diễn biến phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng, với tỉ lệ chết cao. Vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

 Phòng kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc