Ngôn ngữ |
Thức ăn ...
Giàu Calcium, dưỡng chất An toàn cho hệ...HCĐB
Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...ANTISTRESS
- Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi vận...B.COMPLEX – ...
- Kích thích thèm ăn, trang trọng...ROMILK
- Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...INVET-TYCOSONE
Điều trị nhiễm trùng tiêu hóa,...INVET-FLORDOXY
Trị thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung,...INVET-FLORSONE ...
Trị tụ huyết trùng, viêm phổi, thương...INVET-TILMI INJ
Trị viêm phổi, bệnh thối móng trên...TIAMULIN 10%
Trị bệnh đường hô hấp, viêm khớp, hồng lỵ...ASCOVIT
Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, tăng sức đề...INVET TETRA ...
Trị THT, lepto, viêm phổi, viêm tử...
Bệnh phù đầu ở gà còn có tên gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (infectious coryza) có các triệu chứng: Sưng đầu, ngẹo đầu sang hai bên cánh; Ban đầu chảy nước mắt nước mũi kèm theo ho thở khò khè, về sau dịch càng ngày càng đặc, mùi hôi thối làm cho gà mắt nhắm nghiền vào nhau 3-5 ngày, sau mắt sưng lên, hình thành mủ bã đậu cứng...
Bệnh phù đầu ở gà còn có tên gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm (infectious coryza) có các triệu chứng: Sưng đầu, ngẹo đầu sang hai bên cánh; Ban đầu chảy nước mắt nước mũi kèm theo ho thở khò khè, về sau dịch càng ngày càng đặc, mùi hôi thối làm cho gà mắt nhắm nghiền vào nhau 3-5 ngày, sau mắt sưng lên, hình thành mủ bã đậu cứng.
Do vi khuẩn Haemophillus hay Paragallinnarum Gram âm gây ra dưới sự thúc đẩy các yếu tố stress có hại như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… Vi khuẩn này không bền vững ở môi trường bên ngoài cơ thể động vật.
Loài gia cầm mắc bệnh
Gà, gà Tây, chim câu, cút, vịt, ngan,… đều mắc bệnh, tuy nhiên bệnh nặng nhất ở gà và các loại cùng nòi gà.
Tuổi gia cầm mắc bệnh
Tất cả các lứa tuổi đều dễ mắc bệnh nhưng thường gặp ở gà từ 4 tuần tuổi trở lên
Mùa phát bệnh
Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.
Phương thức truyền lây
Bệnh truyền qua không khí hay trực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua: Chất thải của gà bệnh hay gà bài trùng; Các phương tiện cơ giới và vật dụng chăn nuôi; Thức ăn hoặc nước uống do những gà bệnh chảy dịch viêm từ mũi vào. Bệnh kéo dài 1 – 2 tuần, tỉ lệ bệnh cao nhưng tỉ lệ chết thấp (từ 3 – 10%). Tỷ lệ chết tăng cao khi ghép với các bệnh khác như E. coli, hen gà, viêm phế quản và thiếu Vitamin A…
Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày với các triệu chứng lâm sàng: Giảm ăn, xù lông; Sưng đầu, huyết thanh từ chất nhầy của mũi chảy ra, mặt phù thủng, viêm kết mạc mắt, tích sưng phồng.
- Sau đó bắt đầu xuất hiện những triệu chứng: Chảy nước mắt, nước mũi. Ban đầu chảy nước mũi trong, sau đục nhày, đặc dần và cuối cùng là nhầy mủ.Mũi bị vêm gây tịt mũi nên há mỏ thở. Khi bệnh nặng dần, chúng hay lấy chân cào móc vào mắt do tuyến nước mắt bị viêm thối, dẫn đến viêm mắt và mù mắt.
- Đầu bị sưng phù 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên.
- Lưỡi gà khô, thâm, hơi thở ra thối, gà rất khó thở và khi thở phát ra tiếng kêu trùng lặp với nhịp thở.
Mào và tích sưng to
Bệnh tích
- Đầu phù nề, mắt bị viêm, bị mù, viêm thối xoang trán, xoang má và xoang mũi, họng, khi mổ khám các cơ quan này ta thấy chúng có mùi khó chịu, niêm mạc dầy, trong các xoang chứa nhày mủ hoặc có cục viêm bã đậu.
- Viêm kết mạc mắt
- Viêm thanh khí quản, đôi khi viêm cuống phổi và viêm phổi đốm
Cần phân biệt với các bệnh sau:
- Bệnh tụ huyết trùng mãn tính đậu gà: Có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt
- Bệnh thiếu vitamin A: Niêm mạc mắt, ruột, da, lông bị khô và sẩn sùi
- Viêm thanh khí quản truyền nhiễm; CRD: Viêm phổi và viêm túi khí
Đầu sưng phù
Gan sưng
Màng tim xuất huyết, phủ tạng phủ một lớp fibrin
Phòng bệnh
- Tiêm phòng vacin chết vô hoạt: vacin đơn giá ngừa Coryza hoặc vacin đa giá ngừa 4 bệnh: Viêm phê quản truyền nhiễm; dịch tả; hội chứng giảm đẻ và hội chứng sung phù đầu Coryza.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại máng uống, máng ăn, phun thuốc sát trùng định kỳ hàng tuần.
- Áp dụng quản lý cùng ra cùng vào
- Tránh cho gà tiếp xúc với gà bệnh.
- Dùng các thuốc kháng sinh phổ rộng kết hợp với vitamin và khoáng để phòng bệnh định kỳ mỗi tháng từ 2-3 lần mỗi lần dùng 2-3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Điều trị
Vi khuẩn Haemophillus hay Paragallinnarum nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như: Ampicillin; Streptomycin; Kanamycin; Neomycin; Spiramycin; Tylosin… Sử dụng kháng sinh để pha nước uống hoặc trộn thức ăn trong 5-7 ngày , sau khi ngưng thuốc nên bổ sung men tiêu hóa trong 7 ngày để giúp gà nhanh hồi phục hệ vi sinh vật đường ruột và nâng cao sức khỏe.
Phòng kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc
Những tin khác:
- [THÚ Y] Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis)
- [THÚ Y] Bệnh đầu đen trên gà (Histomoniasis)
- CATALYST - THỨC ĂN BỔ SUNG ACID AMIN THIẾT YẾU CHO GIA CẦM, THỦY CẦM
- AVENGER TORNADO - LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO CHIẾN KÊ
- [THÚ Y] Phương pháp giúp làm giảm tỷ lệ bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt
- [CHĂN NUÔI] Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trên gà thịt
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 2) – Chẩn đoán và điều trị
- [THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 1) – Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh
- [THÚ Y] Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà – Necrotic Enteritis Clostridum Perfingens
- [CHĂN NUÔI] Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp